Cuộc Chinh Phục Canaan của ông Giôsua

Để cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã chọn ông Abraham để làm tổ phụ một dân riêng của Ngài, là dân Israel. Sau thời gian làm nô lệ ở Ai Cập, Thiên Chúa đã dùng ông Môsê để cứu họ thoát ách nô lệ và đưa họ vào Đất Hứa. Ngài đã thiết lập giáo ước với họ rên núi Sinai và ban cho họ Lề Luật, trong đó có MƯời Điều Răn. Vì tội bất trung của họ, họ phải lang thang trong hoang địa 40 năm. Trước khi vào Đất Hứa, ông Môsê đã tụ tập họ lại và nhắc lại tất các điều mà Thiên Chúa đã truyền cho họ. Ông kêu họ họ phải chọn con đường sống là con đường vâng phục mệnh lệnh của Thiên Chúa, để mọi dân tốc khác biết Thiên Chúa thế nào.  Rồi ông trao lại quyền hành cho ông Giôsu trước khi từ trần.

Sách Giôsu tiết tục ngay sau khi ông Môsê qua đời và dân Israel sẵn sàng vào Đất Hứa. Sách được chia thành bốn phần chính:

  • Chương 1-5: Giosua dẫn dân Isreal vào Đất Hứa
  • Chương 6-12: Các cuộc giao chiến với dân Canaan để chiếm Đất.
  • Chương 13-22: Ông Giôsua chia Đất Hứa cho12 chi tộc Israel
  • Chương 23-24 – Hai huấn dụ cuối cùng của ông Giôsua cho dân Isreal

Phần 1 – Từ chương 1-5

Phần này bắt đầu với cái chết của ông Môsê và ông Giôsua được chỉ định làm người giải cứu dân Israel. Mục đích là để giới thiệu ông Giôsua như một Môsê mới.

  1. Giống Môse, Giosua kêu gọi dân Isreal tuân phục các luật lệ của Lề Luật, nghĩa là luật giao ước mà họ đã nhận lãnh ở núi Sinai.
  2. Giôsu gửi các thám từ vào đất Israel, như ông Môsê đã làm ở Dân Số chương 13 -14, tuy nhiên lần này thành công hơn nhiều, đến nỗi có những người canaan trở lại theo Thiên Chúa của dân Israel.
  3. Ông Giosua sau đó dẫn toàn thể dân Israel qua song Giođang vào Đất Hứa. Giống như chuyện vượt qua Biển Đỏ, ở đây song Giođang cũng bị chặn lại và các tư tế khiêng hòm bia dẵn toàn thể dân Israel qua sông.
  4. Mừng Lễ Vượt Qua sau khi qua sông. Ở chương 5, câu chuyển chuyển nên dân chúng nhìn lại nguồn gốc của mình như dân giao ước của Thiên Chúa, nên họ cắt bì và mừng Lễ Vượt qua đầu tiên trong Đất Hứa.
  5. Ông Giôsua chạm trán một cách kỳ lạ với một dũng sĩ, và ông Giôsua đã hỏi: “Ông về phe chúng tôi hay về phe địch?” Người ấy cho ông biết mình thực ra là một sứ thần chỉ huy đo quân của của Thiên Chúa, và bảo ông “Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là nơi thánh!” Cho thấy rằng câu hỏi thật sự ở đây là “Ông Giôsua có ở phía Thiên Chúa không.” Điều này cho thấy rằng câu chuyện không phải “Isreal chống lại người Canan, mà đây là trận chiến của Thiên Chúa và Israel chỉ đóng vai trò khán giả hay đôi khi hỗ trợ trong kế hoạch của Thiên Chúa,”
  6. Giơ một thanh giáo ra để thắng trận

Rồi nhìn về tương lai,

Phần 2 từ chương 6 đến 12.

Phần này là những câu chuyện về các trận chiến giữa Israel và những nhóm dân Canaan khác nhau.

Chương 6 – phần thứ nhất nói về chi tiết của hai trận chiếnở Giêricô và Ai. Sau đó là một loạt những chuyện ngắn vầ một số trận chiến với vài hàng tóm tắt. Trận chiến thứ nhất chiếm thành Giêricô và trận thứ hai đánh thành Ai cho chúng ta hình thái khác biệt giữa sự trung thành của Thiên Chúa, và sự thất bại của dân Israel.

Tại Giêricô, Israel đóng vai trò hoàn toàn thụ động, Họ để sự hiện diện của Thiên Chúa trong hòm bia dẫn họ vòng quang thành trong 6 ngày – giống như Rahab trở lại với Thiên Chúa của Israel, hy vọng dân Giêricô cũng làm thế, nhưng dân này đã không trở lại. Đến ngày thứ bảy, các  tư tế thổi tù và, và tường thành xụp đổ dẫn dân Israel đến chiến thắng.

Điểm chính của câu chuyện là Thiên Chúa là Đấng sẽ giải thoát Dân Ngài. Israel chỉ cần tin tưởng vào Thiên Chúa và chờ đợi.

Câu chuyện kế tiếp về trận Ai nói đến một điểm ngược lại. Một người Israel tên là Acan đã ăn cắp từ Giêricô một số đồ vật đáng lẽ chỉ thuộc về Thiên Chúa và ông ta đã nói dối về việc này.

Một hành động rất sai lầm sau tất cả những việc Thiên Chúa đã làm cho dân Israel. Nên khi Israel đánh thành Ai, họ bị thảm bại và chỉ sau khi chú ý và giải quyết một cách nghiêm trọng tội của Acan, dân Israel mới chiến thắng.

Hai câu chuyện này được đặt ngay trên đầu sách để nói nên một điều quan trọng là: “Nếu dân Israel muốn thừa hưởng Đất Hứa, họ phải vâng phục và tin tưởng vào mệnh lệnh của Thiên Chúa, Họ không có gì tốt hơn.”

Mục thứ hai của phần này nói về dân Gibêon, một dân Canaan, giống như Rahab đã làm, họ quay về theo Thiên Chúa của Israel và giảng hoà với Israel.

Chương 10-11 – Điều này trái ngược hẳn với các dân Canaan khác. Các vua của họ cấu kết với nhau để tiêu diệt dânb Israel.  Israel đã đánh lại họ và đã toàn thắng.

Chương 12 – Toàn thể phần này kết thúc bằng việc tóm lược tất cả các chiến thắng của Isreal dưới sự lãnh đạo của ông Môsê rồi của ông Giôsua.

Bây giờ hãy ngừng một chút để bàn về việc các sự tàn bạo trong những chuyện này gây khó khan cho các bạn.

Chúa Giêsu nói rằng ”Phải yêu kẻ thù”  mà tại sao Thiên Chúa lại gây chiến ở đây?

  1. Tại sao dân Canaan? Lý do chính là ngay từ rất ớm trong Thánh Kinh, đời sống luân lý của dân này hoàn toàn sa đoạ, nhất là về vấn đề tính dục (X. Levi 18). Họ cũng thực hành việc sát tế trẻ em (x. ĐNL 12:29-31). cHO NÊN Thiên Chúa KHÔNG MUỐn các thực hành này ảnh hưởng dân Israel.
  2. Thiên Chúa có thực sự ra lệnh diệt hết dân Canaan không?

Thoáng nhìn chúng ta thấy những câu như: “Họ hoàn toàn tiêu diệt chúng, không ai sống xót,

Nhưng khi nhìn lại lần thứ hai gần hơn thì chúng ta tấy những câu này rõ ràng là phóng đại chứ không phải là nghĩa đen.

Trở lại lệnh về người canaan trong DNL 7 (20): Thiên Chúa trước hết truyền cho dân Israel đuổi người Canaan, rồi sau đó tiêu diệt họ.  Rồi còn lậut không được kết hôn với họ. Làm sao có thể kết hôn với họ nếu họ hoàn toàn bị huỷ dĩệt? Vậy huỷ diệt ở đây không theo nghĩa đen. Cùng nguyên tắc này cho Giôsua 10:36-39:  “Giosua không để ai sống sót ở hebron”, rồi sau đó ở chương 15:13-15, các thành này vẫn còn dân Canaan ở.

Chúng ta thầy Giôsua phù hợp với các chuyện về chiến tranh cổ xưa, qua cách dung ngôn ngữ phóng đại như một [phần của cách kể chuyện. Như thế, từ “diệt chủng” không được áp dụng ở đây.  Đăc biệt là dưới ánh sang của việc có nhữngn người Canaan trở về với Thiên Chúa như Raháb, người Gibbon…  Thiên Chúa mở tay đ1o nhọ

  1. Một điều nữa cần nhớ là đây là giây phút đặc thù của lịch sử Israel. Các cuộc chiến này chỉ giới hạn trong một số dân sống ờ Canaan. Dân Israel được lệnh phải sống hoà bình với tất cả các dân khác (X. DNL 20).

Vì thế mục đích của những câu chuyện về các trận đánh không bao giờ nói chúng ta đi ra nhân danh Thiên Chúa mà gây chiến với người khác, nhưng để cho thấy việc Thiên Chúa xét xử sự dữ của con người trong một thời điểm đặc thù của lịch sử, và việc Ngài gảii thoát dân Israel khỏi sự tẩy chay của dân Canaan thế nào.

Phần 3 – Ông Giôsua Chia Đất cho 12 Chi Tộc.

Sau nhiều năm chinh chiến, ông già Giôsua chia đất cho 12 cho tộc Israel. Đa số phần này là danh sách các ranh giới. Không mấy hấp dẫn như đọc một bản đồ.

Nhưng cho dân Israel, danh sách này tối quan trọng.  Đây là việc thực hiệb lời hứa của Thiên Chúa với ông Abraham là con cháu ông sẽ thừa hưởng Đất Hứa. (X. ST 12:6-7). Bây giờ tất cả đã xảy ra từng chi tiết,

Điều này đưa đến phần cuối: Ông Giôsua ban hai bài giảng cho dân chúng giống như các bài gảing cuối cùng của ông Môsê.

  • Nhắc cho họ lòng đại lương của Thiên Chúa khi Ngài đưa họ vào Đất Hứa cho họ được bình an khỏi dân canaan.
  • Kêu ngọi họ tránh các thần canaan và trung tín với giao ước họ đã ký kết với Thiên Chúa.
  • Nếu họ làm thế, sẽ dẫn đến một sự sống và phúc lành trong đất,
  • Nếu họ bất trung, họ sẽ lãnh cùng một hình phạt mà dân Canaan phải chịu. Bị đuổi ra khỏi Đất Hứa và bị lưu đầy.
  • Giôsua để cho dân Isreal chọn: là họ sẽ làm gì?
  • Đây là câu hỏi lớn khi câu chuyện chấm dứt.

Kết Luận

Ông Giôsua là một Môsê thứ hai vì ông đã đưa dân Israel vào Đất Hứa.  Ông đã trông cậy vào Thiên Chúa và trung thành với Ngài một cách tuyệt đối. Trước khi từ trần, ông Giôsua đã kêu gọi dân Israel nhớ lại giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với họ. Nếu họ trung thành , Thiên Chúa sẽ chúc lành và ban bình an cho họ. Nếu họ bất trung, họ sẽ bị trừng phạt chẳng khác gì các dân ở Canaa.

 

Các bài đọc thêm

PowerPoint handout 3 per page

PowerPoint Handout 2 per page