Bài 1 – Thủa Ban Đầu – From The Beginning

Currrent Video

Bài 1

Nếu bạn chọn tiếng Việt, làm ơn coi các videos tiếng Việt ở dưới đọc bài viết này. Sau đó làm ơn trả lời hai câu hỏi dưới đây:

  1. Thần học Thân Xác là gì?
  2. Có phải Thân Xác không quan trọng bằng linh hồn không và tại sao?
  3. Tại sao Thần Học Thân Xác quan trọng trong thế giới hôm nay?

If you prefer English, please watch the following video before coming to the class. You can also download the reading materials from the link below.

After watching and reading the materials, please answer the following questions before coming to the class:

  1. What is the meaning of Theology of the Body?
  2. Is the body less important than the soul and why?
  3. Why Theology of the Body is important for Today’s World?
Fr. Samuel Medley SOLT

Nếu bạn chọn Tiếng Việt, trước khi đến lớp làm ơn coi các video này:

Bài số 1 của Đức Cha Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn
Bài số 2 của Đức Cha Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn
Bài số 3 của Đức Cha Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn
Bái 2 của Phó Tế Đàm Hữu Thư

Kế Hoạch của Thiên Chúa cho tình yêu của con người

Trước khi trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Cha Karol Wojtyła (và sau đó là Giám mục) thường leo núi hoặc chèo thuyền với nhiều bạn trẻ.  Trong những chuyến đi này, ngài lắng nghe họ nói về mơ ước được sống các mối liên hệ một cách nào để mang lại cho họ hạnh phúc lâu dài. Họ đã chia sẻ với ngài những hy vọng, những sợ hãi và những khám phá của họ trong tình yêu. Nhiều người trong số những bạn trẻ này đã đính hôn, và cha Wojtyła đã cử hành hôn lễ của họ và rửa tội cho con cái họ, đồng hành với họ qua những thử thách và niềm vui của cuộc sống gia đình. Trong họ, ngài đã tận mắt ​​những gì ngài đã diễn tả trong vở kịch “Tiệm kim hoàn” của mình: “Để tạo ra một cái gì đó, để phản ánh… Sự hiện hữu tuyệt đối và Tình yêu có lẽ là điều phi thường nhất tồn tại.”[1]

Khi Đức Hồng Y Wojtyła trở thành Giáo hoàng, ngài nói rằng những người trẻ này đã dạy ngài một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời ngài: “Tôi đã học cách yêu tình của con người.”[2] Rồi khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng với 5 năm suy niệm về hôn nhân, gia đình và phái tính trong bối cảnh của ơn gọi yêu thương của con người, “sự giáo dục” của họ – và những người trẻ này – đã trở thành một phần di sản của Hội Thánh hoàn vũ.

Trong chu kỳ 129 bài giáo lý hàng tuần của Đức Gioan Phaolô II về tình yêu của con người, thường được gọi là “thần học thân xác”, thế giới đã nhận được hoa quả phong phú của cuộc đời như của Jerzy Ciesielski. Một trong những người bạn trẻ của cha Wojtyła, anh Ciesielski không những đã dạy cha cách chèo thuyền và chia sẻ với cha niềm vui khôn tả của cuộc đời; anh đã cho cha thấy vẻ đẹp và sự nghiêm túc mà một Kitô hữu có thể tiếp cận với quyết định kết hôn. Sau khi Ciesielski đột ngột qua đời vào năm 1970, Đức Cha Wojtyła nhớ lại cái đêm mà anh Ciesielski quyết định cầu hôn người vợ tương lai của anh: “Tôi sẽ không bao giờ quên buổi tối hôm đó khi anh ấy trở về từ Tyniec, nơi, trong cầu nguyện… anh ấy đã chuẩn bị cho quyết định trọng đại của cuộc đời anh. …. Kể từ ngày đó, anh ấy đã biết và hoàn toàn tin chắc… rằng chính Chúa đã ban cô ấy cho anh.”[3]

Từ những quan sát trực tiếp như vậy, Đức Gioan Phaolô II đã hiểu ra rằng giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân, phai tính và ơn gọi yêu thương của con người không chỉ là một chuỗi những điều “được làm” và “không được làm”. Những luật như vậy chắc chắn phải có, nhưng chúng không có ý nghĩa gì ở ngoài bối cảnh của chúng: chúng được xây dựng trên một sự hiểu biết sâu sắc và rộng lớn hơn về ý nghĩa của cuộc đời và con người là ai trong kế hoạch của Thiên Chúa. Sự hiểu biết sâu sắc hơn này của anh Ciesielski là điều đã mang lại cho anh niềm vui hay lây và sự tha thiết của anh khi quyết định kết hôn. Nó cũng là những gì đã giúp cha Wojtyła không những chỉ tìm thấy giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân và phái tính có sức thuyết phục về trí tuệ, mà còn để yêu tình người.

“Từ ban đầu…”

Trong các sách Tin Mừng, cách người Biệt Phái tiếp cận Chúa Giêsu rất giống với cách mà nhiều người đương thời của chúng ta tiếp cận với Kitô giáo. Họ hỏi Chúa Giêsu điều họ nghĩ là một câu hỏi thuần túy về luân lý: “Người ta có được phép ly dị vợ vì bất cứ lý do gì không?” (Mt 19: 3). Trong truyền thống lề luật của người Do Thái thời đó, điều này có nghĩa là: chỉ vì một lý do nghiêm trọng, hay vì bất kỳ lý do nào? Mặc dù câu hỏi này ngày nay không còn thích hợp nữa, nhưng nó cũng có thể đại diện cho những câu hỏi khác: “Có được phép tham gia vào các mối liên hệ tình dục đồng tính, thay đổi cấu trúc gia đình, tìm cách thụ tinh trong ống nghiệm hay ly hôn và tái hôn không? Có được phép hay không?”

 Những người Biệt Phái có thể không nhận ra điều này, nhưng câu hỏi của họ quá hạn hẹp. Ẩn tàng trong nó – như trong những câu hỏi hiện đại hơn của chúng ta – là những câu hỏi lớn hơn nhiều về bản tính  con người và ý nghĩa của tình yêu. Vì vậy, thay vì trả lời là được phép hoặc không được phép, Chúa Giêsu nói một điều gì đó có thể khiến cho những người Biệt Phái, hoặc chúng ta, phải ngạc nhiên: “Ngay từ đầu đã không như vậy” (Mt 19: 8). Ngài đặt những người Biệt Phái trước chân lý nguyên thủy và cốt yếu nhất về con người: “Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của chính Ngài, Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài dựng nên họ có nam và nữ” (St 1:27). Toàn thể chân lý về tình yêu bắt đầu bằng những lời này.

Trước nhiều câu hỏi đương thời về luân lý phái tính, Đức Gioan Phaolô II đã nhắc lại câu trả lời này của Chúa Giêsu. Nói cách khác, Đức Giáo hoàng cũng bắt đầu giáo huấn về tình yêu con người của ngài không phải với “những vấn đề còn trong vòng bàn cãi” của xã hội, mà với một điều sâu sắc hơn nhiều – điều đã cho những các bạn trẻ Ba Lan của ngài một lý do để sống, và ngài với tư cách là Giáo hoàng phải nói rõ cho toàn thể Hội Thánh và thế giới. Bằng cách trở lại thách đố của Đức Kitô với những người Biệt Phái, Đức Gioan Phaolô II đã hướng sự chú ý của chúng ta đến việc tạo dựng của người nam và người nữ, và kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tình yêu của con người.

Khi Đức Gioan Phaolô II bắt đầu thần học về tình yêu của con người với việc tra cứu chương 1 và chương 2 của sách Sáng Thế, cũng như khi Đức Kitô nhắc cho những người Biệt Phái về kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, ý định của Người không phải là trình bày một tường thuật khoa học về cuộc tạo dựng. Sách Sáng Thế sử dụng ngôn ngữ tượng hình để diễn đạt những chân lý sâu xa về Thiên Chúa, về thế giới mà Ngài đã tạo dựng và ý nghĩa của việc trở thành một con người.[4]

Đức Kitô, Đấng “biết những gì trong con người,” hiểu rằng không có câu hỏi về luân lý nào có thể được trả lời, hoặc thậm chí được hỏi một cách thích đáng, cho đến khi chúng ta tiến thêm một bước xa hơn và suy niệm chân lý này về việc tạo dựng. Câu trả lời về những gì chúng ta được phép làm hoặc không được phép làm sẽ vẫn cón là điều không thể hiểu được cho đến khi chúng ta hỏi người nam và người nữ được tạo ra để là ai. Theo chân Chúa Giêsu, Đức Gioan Phaolô II cũng thách thức chúng ta đi đến mức độ sâu xa nhất: Khi suy nghĩ về Lời Chúa, chúng ta không được tự giới hạn trong việc yêu cầu một bảng liệt kê “những gì được làm” và “những gì không được làm”. Trước hết, chúng ta phải cố gắng hiểu ý nghĩa của việc làm người.

Chỉ khi chúng ta bắt đầu trên con đường suy tư và hiểu biết này, thì cái nhìn của Đức Kitô về con người và thế giới mới có thể biến đổi cái nhìn của chính chúng ta. Khởi sự với giáo huấn phong phú của Đức Gioan Phaolô II về tình yêu con người, chúng ta có thể bắt đầu một con đường hoán cải như vậy. Chúng ta có thể bắt đầu hiểu mình là ai và tình yêu là gì, và vì vậy cũng nhận chân được thế giới thực sự là gì.

Viêc Tạo Dựng là Một Món Quà

Đức Gioan Phaolô II đã ghi nhận rằng điều đầu tiên Sáng thế ký 1 và 2 mặc khải cho chúng ta về Thiên Chúa rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa.[5]  Nhưng điều này thực sự có nghĩa gì? Có phải Thiên Chúa đã quyết định tự giải trí bằng cách kết hợp các yếu tố như các bộ phận máy móc lại với nhau mà không thực sự kể đến những gì trong nội tâm của mình? Có phải Ngài đã làm ra mọi sự không vì lý do cụ thể nào và sau đó quên mất công trình tay mình đã làm ra? Hay có điều gì đó khác đang xảy ra trong tường thuật tạo dựng của Thánh Kinh, trong đó chúng ta có thể hiểu được bản chất của Thiên Chúa?

Đức Giáo hoàng đưa ra một câu trả lời dứt khoát. Ngài suy niệm về hành động tạo dựng, trong đó ban đầu không có gì cả ngoài Thiên Chúa. Rồi, trong một hành động không thể tin được, sự rộng lượng tuyệt đối – “Hãy có …!” (x. St 1: 3) – có một vũ trụ có vẻ đẹp và sức mạnh như một loại dấu tay của Đấng Tạo Hóa. Đức Giáo hoàng đã viết, việc tạo dựng “biểu thị cho món quà, một món quà cơ bản và ‘triệt để’,… một hành động cho đi trong đó món quà được hiện hữu một cách chính xác từ hư không.”[6]

Tất cả các hình thức tặng quà khác đều đòi hỏi sự có mặt của cả người tặng lẫn người nhận. Nhưng việc tạo dựng không phải là một món quà bình thường: Khi tạo dựng vũ trụ, cùng với người nam và người nữ, Thiên Chúa ban cho các người nhận sự hiện hữu của họ. Adam và Evà – trong Sáng Thế ký, tượng trưng cho người nam và người nữ đầu tiên cũng như cho tất cả mọi người nam và người nữ – chính họ đã là một món quà. Hữu thể của họ có nguồn gốc từ sự rộng rãi của Thiên Chúa, ý muốn truyền đạt sự tốt của mình. Họ sống “trong chiều kích của món quà.”[7]

Thật vậy, toàn thể vũ trụ là một món quà, nhưng một món quà chỉ trở nên dễ hiểu khi Ađam – tức là con người – ra đời, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Không giống như những sinh vật khác, thụ tạo này có thể ngạc nhiên trước vũ trụ và lặp lại phán đoán của Đấng Tạo Hóa: “Thật rất tốt” (St 1:31). Ađam không những chỉ có khả năng nhận món quà của tạo hóa, mà còn cho phép sự phong phú và vẻ đẹp của nó gợi lên trong mình một câu hỏi: “Tất cả sự tốt lành này từ đâu đến?”

Giống như những đứa trẻ lần đầu tiên khám phá thế giới, Adam có thể hỏi “Tại sao?” – hoặc tốt hơn, “Ai?” Món quà này có ý nghĩa gì và nguồn gốc của nó là gì? Ông có thể khám phá ra rằng “thế giới huyền bí, không phải vì nó thiếu ý nghĩa,” mà bởi vì nó chứa đựng quá nhiều ý nghĩa mà ông sẽ không bao giờ hiểu hết.[8] Nói cách khác, Adam có thể tự hỏi. ông “dấu tay của Thiên Chúa” trong việc tạo dựng có nghĩa là thế giới này luôn rộng lớn hơn, sâu hơn và đẹp đẽ hơn sự hiểu biết của con người. Nó kêu gọi con người, thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn gốc của tất cả sự phong phú này.

Đức Gioan Phaolô còn nhận xét thêm: “Con người xuất hiện trong việc tạo dựng như một người đã nhận thế giới như một món quà, và ngược lại, người ta cũng có thể nói rằng thế giới đã nhận con người như một món quà.”[9] Bởi vì thế giới xuất hiện với Ađam như một món quà huyền bí, “thấm đầy ý nghĩa,”[10] ông yêu nó – và trong khi yêu nó và phục vụ nó, ông trở thành một món quà cho thế giới.

Thân xác tỏ lộ con người

Khi Thiên Chúa ban cho Adam sự hiện hữu và đặt ông vào một thế giới ngập tràn ý nghĩa, Ngài cũng ban cho ông một “kiểu” đặc biệt để đón chào món quà đại lượng vô tận này của Tạo Hóa. Ngoài ra, chúng ta có thể nói rằng một “chiều kích” cụ thể đã được trao cho con người, cho phép con người tiếp nhận thế giới như một món quà và trở thành một món quà cho thế giới. chiều kích hiện sinh của con người là thân xác.

Cách nói này về thân xác có thể làm cho chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta đang sống trong một xã hội thường thu gọn thân xác vào các chức năng sinh học của nó, hoặc coi nó như một cỗ máy phức tạp, những rối loạn chức năng chỉ đơn thuần cần dùng đúng loại thuốc, chương trình tập thể dục, chế độ ăn kiêng hoặc sách học tự học để khắc phục. Từ lâu, xã hội phương Tây đã có xu hướng xem thân xác không hơn gì một vật thể vật chất mà chúng ta tình cờ chiếm đóng và chúng ta có thể sử dụng cách nào tùy ý.

 Tuy nhiên, nếu suy nghĩ thêm, chúng ta sẽ dễ nhận thấy rằng quan điểm như vậy mâu thuẫn với kinh nghiệm cơ bản của con người như thế nào.  Thân xác của tôi không thể chỉ là một công cụ mà tôi sử dụng hoặc một cỗ máy tách rời khỏi tôi, vì tôi là thân xác của tôi theo cách mà tôi không bao giờ “là” một công cụ hay máy móc. Khi thân xác chịu đau khổ, tôi cũng chịu đau khổ. Khi nó đói hoặc khát, tôi cũng đói và khát. Khi môi tôi nở một nụ cười hoặc tay tôi vươn ra để ôm, thì tôi cười và ôm lấy – và những người khác hiểu tôi “nói” gì ngay cả khi tôi chưa thốt ra lời.

Trong những thí dụ này, chúng ta bắt đầu nắm được một điểm chính trong “thần học thân xác” của Đức Gioan Phaolô II. Bởi vì có một thân xác, Adam cũng giống như những động vật khác. Tuy nhiên, bởi vì ông có một thân xác con người, ông cũng hoàn toàn khác chúng: thân xác của ông là một điều gì duy nhất trên thế gian. Đức Gioan Phaolô II giải thích rằng thân xác con người “diễn tả con người.”[11] Nó cho thấy con người, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa.

Nhờ thân xác của mình, Ađam có thể ngạc nhiên trước sự phong phú của vũ trụ và canh tác trái đất đã được giao phó cho ông, bày tỏ con người của ông qua việc làm sáng tạo. Ông có thể nhận ra một thân xác khác “diễn tả con người”, tiếp nhận người ấy bằng tiếng kêu vui mừng trước sự tốt lành của Thiên Chúa: “cuối cùng người này là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi!” (St. 2:23). Ông có thể yêu, đi vào sự hiệp thông với một người khác. Trên hết, ông có thể “đi dạo vào buổi chiều mát mẻ” với Thiên Chúa (xem St 3: 8): Ông có thể là sinh vật duy nhất biết cầu nguyện trong các thụ tạo.

Thân xác dìm chúng ta trong thế giới một cách cụ thể (nghĩa là ở chỗ này, với những đặc điểm thể lý này, với những người thân này, có lẽ với khuyết tật này), nhưng sự chìm đắm này không phải là một sự áp đặt tàn nhẫn. Đúng hơn, đó là cách được ban cho để chúng ta đón nhận thế giới và những người khác như món quà của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và phục vụ nó như món quà mà Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta cho thế giới. Thân xác của chúng ta cho phép chúng ta gặp gỡ và giao tiếp với thế giới, với những người khác và với Thiên Chúa. Nói cách khác, nó làm cho sự hiệp thông – món quà tự trao ban và lãnh nhận – thành khả thi đối với chúng ta. Chiều kích thân xác của sự hiện hữu của con người cho thấy sự thật rằng chúng ta được dựng nên để yêu.

Sự Cô Độc Nguyên Thủy

Trong chương 2 của sách Sáng Thế, Adam được tạo ra trước Evà và được miêu tả là ở một mình giữa các loài động vật. Có thân xác như chúng, ông vẫn không tìm thấy sự đồng hành trong chúng, vì thân xác của ông, không giống như của chúng, tỏ lộ một con người, một chủ thể. Ông có thể suy nghĩ, thắc mắc về ý nghĩa của mọi việc: ông có lý trí. Ông tự do lựa chọn những gì là tốt: ông có ý chí.

Thế giới vật chất, mà ông khám phá qua thân xác của ông, “nói” với ông, nhưng nó cũng thúc đẩy ông tìm kiếm ý nghĩa. Adam bồn chồn, vì ông phát hiện ra một điều gì giống như một tiếng gọi được khắc ghi trong sự hiện hữu có thân xác của ông.

Thiên Chúa, Đấng đã suy nghĩ trước khi tạo ra sinh vật này – “Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh của chúng ta…” – đã làm cho ông khác loài chim, loài cá, những loài bò sát và gia súc (xem St 1: 20-26). Thân xác của Ađam không những chỉ hướng ông đến các thực vật, động vật và những sự thụ tạo mà ông đặt tên; nó còn hướng ông đến việc nghe lời Thiên Chúa (xem St 2:16) và hướng tới lời nói. Nói cách khác, thụ tạo này, mà thân xác biểu lộ lý trí và ý chí, hướng tới việc đối thoại – hướng tới sự hiệp thông.

Sự hiệp thông đầu tiên, trong đó Ađam được thiết lập khi ông bắt đầu hiên hữu là sự hiệp thông với Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã dạy rằng chỉ một mình Adam “được cấu thành theo mức độ ‘người hợp tác của Đấng Tuyệt Đối.’”[12] Con người không thể tìm thấy bạn đồng hành thực sự trong các loài động vật, vì ông được tạo ra để đối thoại với người khác. Khi Thánh Kinh nói với chúng ta rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, điều này có nghĩa là trên hết, con người được tạo dựng trong một mối liên hệ “duy nhất, độc nhất và không thể lặp lại được với chính Thiên Chúa.”[13] Đây là chiều kích cơ bản – và tích cực cách cơ bản – của con người mà Đức Gioan Phaolô II gọi là “sự cô độc nguyên thủy.”[14]

 “Sự cô độc nguyên thủy” trước hết không có nghĩa là Adam được tạo dựng trong khu vườn mà không có Evà, như thể Đấng Tạo Hóa đã đặt ông, bất hạnh và cô đơn, trong vườn Địa Đàng. Đúng hơn, ý nghĩa chính của nó là Adam được tạo ra với một lời kêu gọi hiệp thông được gieo sâu trong ông: Ông được tạo ra để đạt được hạnh phúc tột bậc khi hiệp thông với Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã bày tỏ chân lý cơ bản này về sự hiện hữu của con người trong một lời cầu nguyện nổi tiếng: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo ra chúng con cho chính Ngài, và tâm hồn chúng con không được nghỉ ngơi cho đến khi an nghỉ trong Chúa.”[15]

Sự xuất hiện của Evà sẽ không làm mất đi chiều kích cô độc nguyên thủy này. Sự cô độc của mọi người nam và người nữ trước mặt Thiên Chúa chính là điều khiến họ trở thành những con người, được tạo dựng từ tình yêu và được kêu gọi để yêu thương.[16] Đó là điều cho phép họ tiếp nhận thụ tạo như một món quà và đến lượt họ trở thành một món quà. Sự cô độc nguyên thủy là trọng tâm của phẩm giá con người.

Sự Kết Hợp Nguyên Thủy

Trong Sáng thế 2, Thiên Chúa nói, “Con người ở một mình không tốt” (2:18). Một lần nữa, điều này không có nghĩa là sự cô độc nguyên thủy là một trải nghiệm tiêu cực, khiến Adam không vui. Đúng hơn, nó chỉ ra rằng Ađam không thể hiểu hết về bản thân hoặc mối quan hệ cơ bản của ông với Thiên Chúa nếu không có bà Evà.

Kinh nghiệm của Adam về thế giới qua thân xác của ông cho ông thấy rằng thế giới là một món quà. Tuy nhiên, ông không thể hiểu được chiều sâu và bề rộng của món quà này cho đến khi có một ai đó có thể giúp ông khám phá ra rằng Đấng ban tặng không những chỉ là tốt lành hay toàn năng – vì dấu ấn mà Thiên Chúa để lại trên thụ tạo là tình yêu. Khám phá này ẩn chứa trong câu nói vui mừng của Adam, theo một cách nào đó được lặp lại mỗi khi một người nam và một người nữ yêu nhau: “cuối cùng thì cũng là của tôi…!” ông ấy la lên. Cuối cùng thì có một người khác, được tạo ra từ tình yêu và được gọi là tình yêu! Nàng có quan hệ mật thiết với tôi – “xương bởi xương tôi” – chia sẻ cùng nhân tính. Và nàng khác tôi một cách cơ bản, ở một điểm khác biệt thiết yếu với kinh nghiệm về sự kết hợp: “Nàng sẽ được gọi là người nữ” (St 2:23). Với sự hiện diện của nàng, Adam bắt đầu hiểu được lời kêu gọi hiệp thông được ghi khắc trong bản thể ông.

Nói cách khác, trước sự hiện diện của Evà, Adam cuối cùng cũng hiểu rằng ông là một người đàn ông (theo nghĩa nam tính, chứ không chỉ là “con người” cách chung). Thân xác của ông mang một lời kêu gọi đến một món quà yêu thương là chính mình, qua đó ông đi vào một sự hiệp thông hữu hiệu và trung thành của con người. Đức Gioan Phaolô II giải thích rằng sự tự ý ban tặng cho nhau này dựa trên “nam tính và nữ tính, vốn là hai ‘sự nhập thể’ khác nhau trong đó con người, được tạo nên ‘theo hình ảnh của Thiên Chúa, ‘là một thân xác.’[17] Hiệp thông qua sự khác biệt, trong đó người nam và người nữ không chỉ riêng rẽ mà cùng nhau là hình ảnh của Thiên Chúa, là chiều kích của con người mà Đức Gioan-Phaolô II gọi là “sự kết hợp nguyên thủy.”[18] Sự kết hợp này bổ sung cho, nhưng không loại bỏ, sự cô độc ban đầu của con người.

Sách Sáng Thế mô tả kinh nghiệm chủ quan của Ađam và Evà về sự kết hợp của họ bằng những lời sau: “người đàn ông và vợ mình đều trần truồng, và không hổ ngươi” (St 2:25). Sự không xấu hổ này hoàn toàn không tương đương với “việc không biết xấu hổ”. Đó là một kinh nghiệm viên mãn mà con người đã đánh mất khi từ chối tình yêu của Thiên Chúa qua tội lỗi. Thánh Gioan Phaolô II đã gọi sự viên mãn này là “sự vô tội nguyên thủy.”[19] Sự vô tội như vậy không phải là ngây thơ, mà là nhìn người khác một cách tự nhiên và hoàn toàn theo nhãn quan của Thiên Chúa, không có một chút khuynh hướng thao túng hoặc lợi dụng nào. Trong Eva, Ađam nhìn thấy một hữu thể được tạo ra vì lợi ích của chính mình, một người con của Thiên Chúa, một người hợp tác của Đấng Tuyệt đối và do đó là một người bạn đồng hành thực sự. Và bà cũng nhìn ông một cách tương tự.[20]

Họ nhận ra rằng cơ thể nam tính và nữ tính của họ đánh dấu một con đường dẫn đến tình yêu: Cơ thể con người là một lời kêu gọi để sống “theo tính cách của cộng đồng [sự hiệp thông giữa con người] với họ… bởi Đấng Tạo Hóa.” 21[21] Và nếu Đấng Tạo Hóa đã gieo trồng điều đó. một lời kêu gọi tự tặng và hiệp thông trong sâu thẳm con người họ như một chiều kích thiết yếu của sự giống nhau của họ đối với Người, vậy thì chính Thiên Chúa phải là người như thế nào? Đức Gioan-Phaolô II đã viết rằng bởi vì thân thể là “nhân chứng cho việc tạo dựng như một món quà cơ bản,” nó cũng là “nhân chứng cho Tình yêu như nguồn cội mà sự ban tặng này phát sinh từ đó.”[22]

Thực ra, Đấng Tạo Hóa còn hơn cả tốt lành và toàn năng. Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo dạy: “Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của mọi nhân vị. Thật vậy, con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, Đấng chính “là Tình Yêu”. (1604).

Ý nghĩa Phối Ngẫu của Thân Xác

Người nam và người nữ đầu tiên mang trong mình toàn thể con người – ngay cả trong thân xác của họ – một lời mời gọi đón nhận nhau và trao ban chính mình cho nhau trong một sự hiệp thông bao hàm mọi chiều kích của con người họ: thể chất, tình cảm và tâm linh. Nó thậm chí còn liên quan đến thời gian: toàn bộ cuộc sống của họ. Sáng thế ký mô tả điều này rất ngắn gọn: “Vì thế người nam sẽ lìa xa cha mẹ mà kết hợp vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một xương thịt.” (St 2:24).

Nam tính và nữ tính của thân xác Adam và Evà tự nhiên được ra xắp đặt để đón nhận lẫn nhau, trở thành một món quà cho nhau và tham gia vào sự sinh hoa quả của nhau.  Ađam đón nhận Êvà và đón nhận nàng khi nàng được tạo dựng trong tính nữ của nàng; khi làm như vậy, ông trở thành một món quà cho nàng. Tương tự như vậy, khi được Ađam đón nhận, Evà “đón nhận ông cùng một cách, giống như ông được Tạo hóa muốn ‘vì lợi ích riêng của ông’ và được tạo thành bởi Ngài qua nam tính của ông.”[23] Họ khám phá ra rằng thân xác của họ có một ý nghĩa phối ngẫu. Nghĩa là thân xác của họ định hướng họ đến một món quà ban tặng chính mình cách hoàn toàn, sinh hoa quả và trung thành mãi mãi.

Ý nghĩa phối ngẫu của thân xác này không phải là một điều gì ép buộc hay mù quáng theo bản năng; không có món quà nếu không có tự do. Tuy nhiên, sự tự do ở đây cũng không phải là sự lựa chọn tùy tiện, như thể Ađam và Evà có thể nghĩ ra một ý nghĩa nào khác về thân xác của họ, hoặc một lời kêu gọi đến một điều gì khác với sự hiệp thông hữu hiệu và trung thành của nhân vị. Đúng hơn, với sự hiện diện của nhau, người nam và người nữ khám phá ra một trật tự của việc tạo dựng: cả vũ trụ – bao gồm cả chính họ – là món quà tuyệt đối. Chúng ta cũng có thể nói rằng trật tự này, bao bọc và thấm nhuần họ, là tình yêu.

Người nam và người nữ được mời gọi sống theo trật tự này bằng cách tự do đón nhận nhau và hiến thân cho nhau. Bằng cách này, hữu thể của họ – bản chất sâu xa nhất của họ – được hoàn thành. Cùng nhau, họ khám phá ra một chân lý mà Công đồng Vaticanô II sẽ nói rõ lại một lần nữa cho thời đại chúng ta: “Con người không thể hoàn toàn tìm thấy chính mình ngoại trừ trong một món quà chân thành của chính mình.’”[24]

Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng người nam và người nữ đầu tiên “nảy sinh từ tình yêu và bắt đầu tình yêu”; con người “bắt nguồn từ Tình yêu.”[25] Nói cách khác, ý nghĩa phối ngẫu thân xác là nền tảng cho sự hiện hữu của con người. Điều này đúng ngay cả đối với những người không kết hôn, chẳng hạn như những người được mời gọi theo Chúa trong đời sống khiết tịnh thánh hiến. Theo một nghĩa rất cơ bản, con người được mời gọi, và khao khát, để yêu thương – nghĩa là tự biến mình thành món quà, để hiện hữu trong sự hiệp thông. Không một con người nào có thể hiểu được sự hiện hữu của mình hoặc cảm nhận được hạnh phúc thực sự ngoài sự hiệp thông.

Trong một nghịch lý tuyệt đẹp, sự hiệp thông của Ađam và Evà với nhau không loại bỏ sự cô độc ban đầu của họ; đúng hơn, nó làm sâu sắc thêm sự hiệp thông nguyên thủy này với Thiên Chúa. Người nam và người nữ đầu tiên khám phá ra rằng đáp trả thỏa đáng nhất mà họ có thể làm cho lòng đại lượng tối cao của Đấng Tạo Hóa là sống cho người khác, trở thành món quà: hiến tặng toàn thể chính mình, thân xác, linh hồn và tinh thần, mãi mãi. Họ vừa là ngườu hợp tác của Đấng Tuyệt đối, và chính Thiên Chúa đã trao họ cho nhau như một con đường dẫn đến chính Ngài. Để sống thật với Ngài, với chính họ, và với món quà của Tạo Hóa, tình yêu của họ hoàn toàn và trọn vẹn.

Cùng nhau bước trên con đường tự hiến cho nhau, họ lại hòa nhập vào nhau, và sâu xa hơn, điều đó có nghĩa là Nguồn của vũ trụ không chỉ là tốt lành hay toàn năng, mà còn là Tình yêu. Trong lời mời gọi yêu thương được ghi vào thân xác họ, người nam và người nữ có cái nhìn thoáng qua đầu tiên rằng nguồn gốc của vạn vật là Thiên Chúa, Đấng đã phán “Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh  chúng ta” (St 1:26). Chính Thiên Chúa là Sự Hợp Nhất trong Sự Khác Biệt không thể vượt qua được, một sự hiệp thông tình yêu không thể lường được.

Ý nghĩa Sinh Sản của Thân Xác: Trở thành Cha Mẹ

Chúng ta đã thấy sự cô độc nguyên thủy, trong đó mỗi con người được tạo dựng trong mối quan hệ với Đấng Tạo Hóa, là nền tảng tồn tại cho sự kết hợp nguyên thủy, trong đó người nam và người nữ cùng nhau là hình ảnh Thiên Chúa. Theo một cách nào đó, điều này giống như nói rằng việc trở thành con cái của Thiên Chúa  – đã có sẵn trong sự hiệp thông với Ngài – là nền tảng sinh tồn của việc biến chính mình thành một quà tặng. Làm sao chúng ta có thể cho đi nếu chúng ta không nhận được món quà là sự sống trước? Làm sao chúng ta có thể học cách yêu, trừ khi chúng ta được yêu trước (x. 1 Gioan 4:19)?

Do đó, sự cô độc guyên thủy và sự kết hợp nguyên thủy là hai chiều kích của cùng một thực tại. Cả hai đều có nghĩa là hiện hữu “trong chiều kích của món quà”, cho dù điều này có nghĩa là món quà chúng ta nhận được lần đầu tiên hay món quà mà chúng ta được kêu gọi để trở thành.

Sự cô độc nguyên thủy – nghĩa là sự hiệp thông nguyên thủy của người nam và người nữ với Thiên Chúa – và sự kết hợp nguyên thủy – tức là sự hiệp thông của họ với nhau trước Thiên Chúa – đều được khắc sâu trong một kinh nghiệm cơ bản khác của con người. Khi hai vợ chồng trở thành “một xương một thịt” (St 2:24), họ nhận được bằng chứng hiển nhiên rằng tình yêu của họ lớn hơn cả hai người. Nó có kết quả vượt ra ngoài bất cứ công việc gì họ làm hoặc bất cứ điều gì họ sản xuất: họ trở thành cha mẹ.

Đức Gioan-Phaolô II đã nhận xét rằng cách diễn đạt trong Thánh Kinh về sự kết hợp vợ chồng, từ “biết,” rất gợi ý. Thực ra, trong cuộc gặp gỡ giữa hai con người này, người nam và người nữ đến với nhau một sự hiểu biết mới, và do đó, giúp đỡ lẫn nhau với một kiến ​​thức mới về bản thân. Một khía cạnh khác về con người của họ cũng xuất hiện. Cùng với ý nghĩa phối ngẫu, thân xác của họ còn có nghĩa sinh sản: Họ mang trong mình khả năng trở thành cha hoặc mẹ.

Ý nghĩa đầy đủ của kinh nghiệm kết hợp của người nam và người nữ xuất hiện theo thời gian. Trong chín tháng, có một người thứ ba là tột đỉnh tình yêu của họ: một đứa con. Tự bản chất, sự kết hợp nguyên thủy của người nam và người nữ có kết quả, mở lòng để đón nhận và nuôi dưỡng một con người khác. Theo cách này, nó cũng là hình ảnh – và tham gia vào – sự đại lượng của Đấng Tạo Hóa. Nơi đứa con của họ, hai vợ chống có một bằng chứng hiển nhiên rằng họ sống “trong chiều kích của món quà”.

Tiếng kêu vui mừng của Evà khi nhìn thấy thành quả dồi dào của sự kết hợp của họ lặp lại tiếng kêu kinh ngạc của Ađam khi gặp vợ: “Tôi đã có được một người với sự giúp đỡ của Chúa!” (St 4: 1). Đây là một điều hoàn toàn vượt quá bất kỳ khả năng nào của các cặp vợ chồng để tạo ra hoặc tưởng tượng: một chủ thể mới, một người duy nhất và không thể lặp lại, một người hợp tác khác của Đấng Tuyệt Đối. Họ không thể kể công về việc cói đứa đứa con này, vì giống như họ, nó được tạo ra từ tình yêu và được mời gọi để yêu, trong phẩm giá bất khả xâm phạm của sự cô độc nguyên thủy. Đứa trẻ này, mà họ đã “nhận… với sự giúp đỡ của Chúa” được tạo nên để hiệp thông với Thiên Chúa.

Tình yêu của cha mẹ và sự trọn vẹn mà họ với nó họ tự hiến là mặc khải đầu tiên cho đứa trẻ rằng Tình Yêu Tuyệt Đối là nguồn gốc của sự hiện hữu của nó. Với thời gian, nó nhận ra tình yêu này như phản chiếu chính Thiên Chúa. Đới với nó, tình yêu của cha mẹ phản ánh Tình Yêu đã gọi nó vào hiện hữu.

Trong tất cả những kinh nghiệm cơ bản này của con người – sự cô độc nguyên thủy, sự kết hợp nguyên thủy và việc khám phá ý nghĩa sinh sản của thân xác  – chúng ta thấy rằng con người không thể làm cho người ta thấy rõ ảnh của Thiên Chúa hoặc đáp lại “ơn gọi cơ bản và bẩm sinh” của mình một mình.[26] Ngài luôn làm như vậy trong sự hiệp thông của mọi người – như một đứa con, vợ chồng và cha mẹ – cùng nhau bước trên con đường yêu thương hướng về Thiên Chúa.


[1] Karol Wojtyła, The Jeweler’s Shop, trans. Boleslaw Taborski (San Francisco: Ignatius, 1992), 90; translation altered.

[2] John Paul II, Crossing the Threshold of Hope (New York: Alfred A. Knopf, 1994), 123.

[3] Karol Wojtyła, “Remembering Jerzy Ciesielski,” Communio: International Catholic Review 24/9 (Winter 2002).

[4]   Cf. John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body (Boston: Pauline Books and Media, 2006) (=TOB), 3; also 8:2. Citations from this text will reference audience number followed by paragraph number.

[5] TOB, 13:2-3.

[6] TOB, 13:3.

[7] TOB, 13:2.

[8] Carl Anderson and José Granados, Called to Love: Approaching John Paul II’s Theology of the Body (New York: Doubleday, 2009), 7.

[9] TOB, 13:4.

[10] Anderson and Granados, Called to Love, 7.

[11] TOB, 7:2.

[12] TOB, 6:2.

[13] Ibid

[14] TOB, 5-7.

[15] St. Augustine, Confessions, I, 1.

[16] Catechism of the Catholic Church (CCC), 1604.

[17] TOB, 8:2.

[18] TOB, 8.

[19] TOB, 16:3.

[20] Cf. TOB, 15:3.

[21] TOB, 12:5.

[22] TOB, 14:5.

[23] TOB, 15:3.

[24] Vatican Council II, Pastoral Constitution on the Church in the Modern Word Gaudium et Spes, 24; quoted in John Paul II, Letter to Families, 11.

[25] TOB, 16:2.

[26] CCC, 1604.