Summary of Church’s Teaching on Sacred Scripture – Tóm Lược Giáo Huấn Hội Thánh về Thánh Kinh

Mặc Khải

Thiên Chúa đã tỏ mình ra và mặc khải mầu nhiệm ý định của Ngài cho chúng ta qua Ðức Kitô.  Ngài đã truyền dạy cho con người một cách tiệm tiến, từng giai đoạn, để con người có thể đón nhận mặc khải siêu nhiên về chính Ngài và yêu mến Ngài. Mặc khải này đạt tới cao điểm nơi con người và sứ mạng của Ngôi Lời nhập thể, là Chúa Giêsu Kitô.

Revelation

God reveals himself and made known the mystery of his will to us through Christ. He graduelly teaches man, stage by stage to make men capable of receiving the divine revelation about Him and of loving. This Revelation is to culminate in the person and mission of the Incarnate World, the Lord Jesus Christ.

1. Các Giai Ðoạn Mặc Khải

Ðầu tiên Thiên Chúa tỏ mình ra bằng cách luôn cung cấp cho con người những bằng chứng về sự hiện hữu của Ngài qua các tạo vật hữu hình.  Ngay từ thủa ban đầu, Ngài đã tỏ mình cho nguyên tổ chúng ta và ban cho các ngài ân sủng cùng đức công chính rạng ngời.  Khi hai ông bà phạm tội, Thiên Chúa đã nâng họ lên bằng lời hứa ơn cứu độ và tiếp tục săn sóc nhân loại.

1. The Stages of Revelation

In the beginning God makes himself knownby providing man with constant evidence of himself in created realities.  From the beginning, He manifested himself to our first parents and clothed them with resplendent grace and justice. After the fall, God buoyed them up with the hope of salvation, by promising redemption. and He has never ceased to care for the human race.

Giao Ước với ông Noe sau trận Đại Hồng Thủy nói lên nguyên tắc, qua đó Thiên Chúa thực hiện Nhiệm Cục cứu độ các “dân tộc”. Ngài chia con người ra thành dân tộc với ngôn ngữ khác biệt để giới hạn tội kiêu ngạo của bản tánh loài người.  Giao Ước này vẫn có hiệu lực cho Dân Ngoại cho đến khi Tin Mừng được loan báo khắp thế gian.

The Covenant with Noah after the flood expresses the principle of the divine economy toward the “nations”. He divided them into nations with different languages with intention to limit the pride of fallen humanity.  This covenant remains in force during the times of the Gentiles, until the universal proclamation of the Gospel.

Thiên Chúa Chọn Ông Abram, đổi tên ông là Abraham, và hứa cho ông thành “tổ phụ của nhiều dân tộc.”

God chooses Abraham, changes his name to Abraham, and promised to make him “the father of many of nations”.

Thiên Chúa Hình Thành Dân Israel.  Sau các tổ phụ, Thiên Chúa lập dân Israel làm Dân Riêng của Ngài bằng cách giải thoát họ khỏi ách nô lê Ai Cập.  Ngài đã lập Giao Ước với họ qua ông Môsê, và ban cho họ Lề Luật để họ nhận biết Ngài và phụng sự Ngài như một Thiên Chúa hằng sống, chân thật và duy nhất, và để họ mong đợi Vị Cứu Tinh đã được Thiên Chúa hứa.  Qua các ngôn sứ, Ngài đã nuôi dưỡng họ trong đức tin, và trong niềm hy vọng Cứu Ðộ qua một Giao Ước Mới được viết trong lòng họ

God forms his people, Israel. After the patriarchs, God formed Israel as his people by freeing them from slavery in Egypt. He established with them the covenant of Mount Sinai and, through Moses, gave them his law so that they would recognize him and serve him as the one living and true God, and that they would look for the Savior.  Through the prophets, God forms his people in the hope of salvation, in the expectation of a new and everlasting Covenant intended for all, to be written on their hearts.

2. Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Trung Gian và Viên Mãn của Tất Cả Mặc Khải

2. Christ Jesus, Mediator and Fullness of All Revelation

Qua Ngôi Lời Thiên Chúa đã phán dạy tất cả mọi sự.  Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc mặc khải của Ngài.

God has said everything in his Word. In Jesus Christ God has said everything; there will be no other word than this one.

Không còn thêm Mặc Khải Công Khai nữa sau Chúa Giêsu và các Thánh Tông Ðồ.  Dầu Mặc Khải đã hoàn tất, nhưng vẫn chưa được diễn đạt hoàn toàn rõ ràng, nên đức tin Kitô phải cố gắng từ từ tìm hiểu qua dòng thời gian để hiểu ý nghĩa hoàn tòn của nó.

There will be no further Public Revelation after Jesus and the Apostles.Even if Revelation is already complete, it has not been made completely explicit; it remains for Christian faith gradually to grasp its full significance over the course of the centuries.

Việc Lưu Truyền Mặc Khải của Thiên Chúa

The Transmission of Divine Revelation

“Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2:4), tức là “nhận biết Chúa Giêsu Kitô” (Jn 14,6).  Ðức Kitô phải được rao giảng cho mọi dân tộc và cá nhân, để mặc khải này được loan truyền đến tận cùng cõi đất. 

God “desires all men to be saved and to come to the knowledge of the truth”(1Tm 2:4), that is, “of Christ Jesus” (Jn 14,6). Christ must be proclaimed to all nations and individuals, so that this revelation may reach to the ends of the earth.

1. Tông Truyền (75).

Ðức Kitô truyền cho các Tông Ðồ rao giảng Tin Mừng.  Tin Mừng này là nguồn gốc của mọi chân lý cứu độ và quy luật luân lý

1.  The Apostolic Tradition (75)

Christ commanded the apostles to preach the Gospel.  This Gospel was to be the source of all saving truth and moral discipline.

Trong lời giảng dạy của các Thánh Tông Ðồ… Tin Mừng được truyền lại bằng hai cách, truyền khẩu qua lời giảng dạy, bằng gương mẫu và các định chế, và bằng văn tự qua Thánh Kinh.

In the apostolic preaching… The Gospel was handed on in two ways: “orally” by the apostles by their spoken words, by examples, by institutions they established, and “in writing” in the Bible.

… Tiếp tục qua những người kế vị để toàn bộ Thánh Kinh sống động luôn được bảo toàn trong Hội Thánh, các Tông Ðồ để lại các Giám Mục như là những người kế vị các ngài và trao lại cho họ “vai trò giáo huấn của các ngài”.  Sự lưu truyền sống động này được hoàn thành nhờ Chúa Thánh Thần, và được truyền lại cách không gián đoạn cho đến tận thế.  Sự lưu truyền này gọi là Thánh Truyền.

. . . continued in apostolic succession – In order that the full and living Gospel might always be preserved in the Church the apostles left bishops as their successors, and gave them their own position of teaching authority. This living transmission, accomplished in the Holy Spirit, and is preserved in a continuous line of succession until the end of time. This living transmission is called Tradition.

Liên Quan Giữa Thánh Truyền và Thánh Kinh

The Relationship Between Tradition and Sacred Scripture

Chung một nguồn…Thánh Kinh và Thánh Truyền liên hệ mật thiết với nhau, vì cả hai có chung một nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa.  Cả hai đều làm cho mầu nhiệm Ðức Kitô được hiện diện và sinh hoa kết quả trong Hội Thánh. 

One common source… Sacred Tradition and Sacred Scripture are bound closely together, for both are flowing out from the same divine well-spring, God. They make present and fruitful in the Church the mystery of Christ.

… Hai cách lưu truyền khác nhau.  Thánh Kinh là Lời Chúa được ghi lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần…. Thánh Truyền truyền lại toàn vẹn Lời Chúa mà Ðức Kitô và Chúa Thánh Thần đã trao phó cho các Thánh Tông Ðồ, và được truyền lại cho những người kế vị các ngài.  Hội Thánh, được ủy thác trách vụ lưu truyền và giải thích Mặc Khải, “không chỉ nhờ Thánh Kinh mà biết cách xác thực tất cả những điều mặc khải, chính vì thế, cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình yêu mến và kính trọng như nhau” (DV 9).

. . . two distinct modes of transmission. Sacred Scripture is the speech of God as it is put down in writing under the breath of the Holy Spirit. And [Holy] Tradition transmits in its entirety the Word of God which has been entrusted to the apostles and their sucessors by Christ the Lord and the Holy Spirit.  The Church, to whom the transmission and interpretation of Revelation is entrusted, “does not derive her certainty about all revealed truths from the holy Scriptures alone. Both Scripture and Tradition must be accepted and honored with equal sentiments of devotion and reverence.”

Thánh Truyền và các truyền thống của Hội Thánh.  Các Kitô hữu thế hệ đầu tiên chưa có sách Tân Ước, và chính Tân Ước là bằng chứng của tiến trình Thánh Truyền sống động. Thánh Truyền được phân biệt với các “truyền thống” thần học, kỷ luật, phụng vụ hoặc thờ phượng đã phát sinh theo thời gian trong các giáo đoàn địa phương.  Những truyền thống này có thể được thay đổi, nhưng Thánh Truyền thì không thay đổi được.

Apostolic Tradition and ecclesial traditions. The first generation of Christians did not yet have a written New Testament, and the New Testament itself demonstrates the process of living Tradition. Tradition is to be distinguished from the various theological, disciplinary, liturgical or devotional traditions, born in the local churches over time. These traditions can be changed, but Sacred Tradition cannot.

Việc Giải Thích Gia Sản Ðức Tin

The Interpretation of The Heritage of Faith

Gia tài đức tin được trao phó cho toàn thể Hội Thánh.  “Kho tàng đức tin” (2Tm 1,12-14), chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, đã được các Tông Ðồ trao phó cho toàn thể Hội Thánh để giữ gìn và truyền lại cho đến tận thế.

The heritage of faith entrusted to the whole of the Church. The apostles entrusted the “Sacred deposit” of the faith, contained in Sacred Scripture and Tradition, to the whole of the Church.

Huấn Quyền của Hội Thánh. Nhiệm vụ giải thích cách chân chính Lời Chúa được ủy thác cho các Ðức Giám Mục hiệp thông với Ðức Thánh Cha, gọi là Huấn Quyền Hội Thánh. HQ có nhiệm vụ phục vụ Lời Chúa, nên chỉ dạy những gì đã được truyền lại mà thôi.  Các tín hữu có nhiệm vụ vâng phục Huấn Quyền như Chúa Giêsu đã truyền “Ai nghe các con là nghe Thầy” (Lc 10:16).

The Magisterium of the Church. The task of interpretation has been entrusted to the bishops in communion with the Pope.  This is called The Magisterium of the Church. It is servant of The Word of God. It teaches only what has been handed on to it. The faithful has the duty to obey the Magisterium as Jesus commanded: He who hears you, hears me” (Lk 10:16).

Các tín điều của đức tin.  Khi Huấn Quyền long trọng công bố những chân lý thiết yếu được như là tín điều, thì mọi tín hữu phải tin.Tín điều là những ánh sáng trên con đường đức tin, soi sáng và làm cho con đường đức tin ấy được an toàn.Sự hỗ tương và liên kết giữa các tín điều có thể được tìm thấy trong toàn bộ Mặc Khài về Mầu Nhiệm của Ðức Kitô.

The dogmas of the faith. When the Church’s Magisterium solemny defines essential truths as dogmas, all the faithful must believe. Dogmas are lights along the path of faith; they illuminate our spiritual life and make it secure.  The mutual connections between dogmas, and their coherence, can be found in the whole of the Revelation of the mystery of Christ

Ý nghĩa siêu nhiên của đức tin.  Toàn thể tín hữuđược tham dự vào ơn hiểu biết và việc lưu truyền chân lý mặc khải. Họ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần là Đấng dạy dỗ họ (x. 1Ga 2,20.27) và hướng dẫn họ trong mọi chân lý (x. Ga 16,13). Toàn thể tín hữu không thể sai lầm trong đức tin khi họ cùng với các Ðức Giám Mục “đều đồng ý về những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý” (LG 12).   

The supernatural sense of faith. All the faithful share in understanding and handing on revealed truth. They have received the Holy Spirit, who instructs them and guides them into all truth. The whole body of the faithful… cannot err in matters of belief when, from the bishops to the last of the faithful, they manifest a universal consent in matters of faith and morals. 

Gia tăng hiểu biết về đức tin.  Nhờ Chúa Thánh Thần, sự hiểu biết về các thực tại và các lời thuộc gia tài đức tin có thể gia tăng trong đời sống Hội Thánh. Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể Dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mặc khải ngày càng trọn vẹn hơn.

Growth in understanding faith. With the help of the Holy Spirit, the understanding of the realities and the words of the heritage of faith is able to grow in the life of the Church. Due to its supernatural sense of faith, the People of God as a whole never ceases to welcome, to penetrate more deeply and to live more fully from the gift of divine Revelation.

Thánh Kinh

Sacred Scripture

1. Ðức Kitô, Lời Duy Nhất của Thánh Kinh.

Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ loài người mà mặc khải cho chúng ta qua Kinh Thánh, như xưa Ngôi Lời của Cha hằng hữu đã trở nên con người như chúng ta để nói với chúng ta.  Vì thế Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như tôn Kính Mình Thánh Chúa.  Kinh Thánh là lương thực thiêng liêng cho Hội Thánh và mọi Kitô hữu. Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh.

1. Christ, The Unique Word of Scripture.

God reveals to us in human words through Scared Scripture, as the Word of the eternal Father took on Himself the flesh of human like us to talk to us.  For this reason, the Church has always venerated the Scriptures as she venerates the Lord’s Body. Sacred Scripture is the spiritual food of the Church and all Christians.  God talks to us through Scripture.

2. Linh Hứng và Chân Lý của Thánh Kinh.

 Thiên Chúa chính là tác giả của Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánhbởi Ngài linh hứng các tác giả Thánh Kinh, nên họ cũng chính là tác giả của Kinh Thánh. Tất cả những gì tác giả được linh hứng xác quyết phải được coi là xác quyết bởi Chúa Thánh Thần.  Chúng ta “phải công nhận rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta” (DV 11).  Kitô Giáo không phải là “Ðạo Sách”, mà của Lời Chúa, nên Ðức Kitô, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống, nhờ Thánh Thần “mở trí để chúng ta hiểu Thánh Kinh”( Lc 24, 45).    

2. Inspiration and Truth of Sacred Scripture.

God is the author of Sacred Scripture because God inspired the human authors of the sacred books. The inspired books teach the truth.  All that the inspired authors or sacred writers affirm should be regarded as affirmed by the Holy Spirit. We must acknowledge that the books of Scripture firmly, faithfully, and without error teach that truth which God, for the sake of our salvation” (DV 11).    Christianity is the religion of the “Word” of God, a word which is “not a written and mute word, but the Word is incarnate and living. ” (Lk 24, 45).    

3. Chúa Thánh Thần, Ðấng Giải Thích Kinh Thánh

Vì con người cũng là tác giả của Thánh Kinh, nên chúng ta phải lưu tâm đến các chủ ý của họ khi viết, đến các hoàn cảnh của thời đại và văn hóa của họ, cũng như các văn thể họ dùng, và diễn đạt tư tưởng của họ trong văn nói cũng như văn viết.

3. The Holy Spirit, Interpreter of Scripture

 Because human are also authors of Sacred Scripture, to discover the sacred authors’ intention, we must take into account the conditions of their time and culture, the literary genres in use at that time, and the modes of feeling, speaking and narrating then current.

Vì “Thánh Kinh đã được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần” (DV 12,3). Hội Thánh đưa ra ba tiêu chuẩn để giải thích Thánh Kinh:

Since Sacred Scripture is inspired, it must be read and interpreted in the light of the same Spirit by whom it was written.  The Church indicates three criteria for interpreting Scripture:

  • Hết sức chú ý đến “nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh “
  • Đọc Thánh Kinh trong” Truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh”.
  • Lưu ý đến tính “tương hợp (loại suy) đức tin,” là tính chất tương hợp trong toàn bộ nội dung các chân lý đức tin và trong toàn bộ chương trình mặc khải.
  • Be especially attentive “to the content and unity of the whole Scripture
  • Read the Scripture within “the living Tradition of the whole Church”.
  • Be attentive to the analogy of faith. The “analogy of faith” is the coherence of the truths of faith among themselves and within the whole plan of Revelation.

4. Các nghĩa của Thánh Kinh

Hội Thánh cũng phân biệt các nghĩa mà Thánh Kinh có thể được giải thích là:

4. The Senses of Scripture

The Church distinguishes various senses in which Scripture may be interpreted.

Nghĩa văn tự là nghĩa mà tác giả có ý chuyển đạt khi dùng từ ngữ trong Thánh Kinh

The literal sense is the meaning intended by the author and conveyed by the words of Scripture.

Nghĩa thiêng liêng cũng lệ thuộc vào lời văn, nhưng tiềm ẩn một ý nghĩa sâu xa hơn.  Ý nghĩa này có thể là:

The spiritual sense depends on the text, but see them as a sign of a deeper meaning.  This can be divided into:

  • nghĩa ẩn dụ trong đó một biến cố ám chỉ một biến cố khác.
  • nghĩa luân lý để hướng dẫn chúng ta ăn ở chính trực.
  • nghĩa dẫn đường, nghĩa là các thực tại thế trần hướng chúng ta về cùng đích trên Trời.
  • allegorical sense where one event foreshadows another.
  • moral sense leads us to act justly.
  • anagogical sense helps view realities and events in terms of their eternal significance.

Tóm lại: Nghĩa văn tự dạy về biến cố, Nghĩa ẩn dụ dạy điều phải tin, Nghĩa luân lý dạy điều phải làm, Nghĩa thần bí dạy điều phải vươn tới” (Augustine of Dacia).  Sau hết mọi điều liên hệ đến việc giải thích Thánh Kinh đều phải tùy thuộc vào phán quyết của Hội Thánh, vì Hội Thánh được Thiên Chúa trao phó cho sứ mạng và chức vụ gìn giữ và giải thích lời Chúa”(DV 12,3).

In short: The Letter speaks of deeds; Allegory to faith; The Moral how to act; Anagogy our destiny (Augustine of Dacia). Finally, everything that relates to the interpreting Scripture is ultimately subject to the judgement of the Church which exercises the divinely conferred commission and ministry of watching over and interpreting the Word of God.” (DV 12,3)

5. Quy Ðiển Thánh Kinh

Nhờ Thánh Truyền mà Hội Thánh phân biệt được những văn kiện nào được liệt kê vào danh sách các Sách Thánh. Danh sách này được gọi là Quy Điển Thánh Kinh. Nó gồm có 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước.    

5.  The Canon of Scripture

By the apostolic Tradition that the Church discerned which writings are to be included in the list of the sacred books. This list is called the Canon of Scripture. It includes 46 books for the Old Testament and 27 for the New Testament

Cựu Ước (121-123) là phần không thể thiếu được của Kinh Thánh, mặc dầu chứa đựng những điều bất toàn và tạm thời, nhưng hướng về Ðức Kitô.“Nó là kho tàng chứa đựng sự khôn ngoan, kinh nguyện, và sau cùng ẩn chứa mầu nhiệm cứu độ chúng ta” (DV 15). Tân Ước không vô hiệu hoá Cựu Ước, nhưng làm cho nó nên hoàn hảo qua giáo huấn của Đức Kitô.

The Old Testament (121-123) is an indispensable part of Sacred Scripture. Even though it contains matters imperfect and provisional, but it aims at Christ. “It is a treasure of wisdom, prayers, and a hidden presentation of the mystery of our salvation.  The New Testament does not void the Old, but perfects it by the teaching of Christ

Tân Ước (124-127) đặt trọng tâmvào giáo huấn và cuộc đời của Ðức Kitô và vào Hội Thánh Sơ Khai dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

The New Testament (124-127) is centralized on Christ and his Church’s beginnings under the Spirit’s guidance.

Các Sách Tin Mừng là trung tâm của tất cả Thánh Kinh “vì là chứng từ chính về cuộc đời và giáo huấn của Ngôi Lời Nhập Thể, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta” (DV 18).

The Gospels are the heart of all the Scriptures “because they are our principal source for the life and teaching of the Incarnate Word, our Savior” (DV18).

Tin Mừng được thành hình qua ba giai đoạn. 

The Gospels’ formation is divided into three stages:

  • Đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu. 
  • Truyền khẩu hay lời giảng dạy của các Tông Ðồ và những môn đệ đầu tiên.
  • Viết các Sách Tin Mừng, khi các Thánh Sử thu góp tài liệu về Chúa Giêsu và thích nghi với hoàn cảnh của giáo đoàn mà tác giả nhằm đến.
  • The life and teaching of Jesus.
  • The oral tradition or teaching of the apostles and the first disciples.
  • The written Gospels when the evangelists selected certain of the many elements which had been handed on and adapted them to meet the need of specific groups

5. Sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước. 

Các công trình của Thiên Chúa trong Cựu Ước là tiền thân của những gì Ngài hoàn tất vào thời viên mãn trong Chúa Con Nhập Thể của Ngài.  Vì thế chúng ta phải đọc Cựu Ước dưới ánh sáng của Ðức Kitô chịu đóng đinh và phục Tân Ước cũng phải được đọc dưới ánh sáng của Cựu Ước. Theo một ngạn ngữ cổ xưa thì, “Tân Ước ẩn tàng trong Cựu Ước, Cựu Ước tỏ lộ trong Tân Ước.”  Tất cả những gì Thiên Chúa làm trong Cựu Ước là những bước trong gian của ơn cứu độ.

5. The unity of the Old and New Testaments.

God’s works of the Old Covenant prefigure what he accomplished in the fullness of time in the person of his Incarnate Son. Therefore, we must read the Old Testament in the light of Christ crucified and risen.  The New Testament also has to be read in the light of the Old. As an old saying put it, “The New Testament lies hidden in the Old and the Old Testament is unveiled in the New.”  What God did in the Old Testament is the intermediate stages of salvation.

6.  Thánh Kinh trong Ðời Sống Hội Thánh.

“Lời Chúa còn có sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Hội Thánh, ban sức mạnh đức tin, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh”(DV 21). Cần phải “mở rộng đường cho các Kitô hữu đến với Thánh Kinh”(DV 22).  Vì thế Hội Thánh tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu “hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô (Pl 3,8). “Vì không biết Thánh Kinh là không biết Ðức Kitô” (Thánh Giê-rô-ni-mô) (DV 25).

6. Scripture in The Life of The Church.

The Word of God is the force and power that “can serve the Church as her support and vigor, and the children of the Church as strength for their faith, food for the soul, and a pure and lasting fount of spiritual life.” Hence “access to Sacred Scripture ought to be open wide to the Christian faithful.” The Church “forcefully and specifically exhorts all the Christian faithful. . . to learn the surpassing knowledge of Jesus Christ, by frequent reading of the divine Scriptures. Ignorance of the Scriptures is ignorance of Christ”