Bài 6 – Luân Lý Kitô giáo trong Động Năng của Tội Lỗi và Hoán Cải – II

Bài làm ở nhà trước khi đến Lớp 6

Home Exercise before Class 6

Read Christian Morality: In the Breath of God, Chapter 4, sections entitled “Conversion as Command and Possibility” and “Resurrection Faith and Christian Hope” and asnwer the following questions:

Đọc bài này và trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • What is meant by the term “conversion”?

Thuật ngữ “hoán cải” nghĩa là gì?

  • The author of the text calls conversion both a command and possibility. What makes it a possibility?

Tác giả bản văn gọi hoán cải vừa là một mệnh lệnh vừa là một khả năng.  Cái gì làm cho điều ấy khả thi?

  • Is conversion just about our lives as individuals?

Có phải hoán cải chỉ áp dụng cho cuộc sống của chúng ta như những cá nhân khọng?

  • What, if anything, does the Resurrection of Jesus have to do with our living a moral life?

Sự Sồng Lại của Chúa Giêsu có liên hệ gì với đới sống của chúng ta?

Read CCC. 1987-2011 and answer the following questions:

Đọc Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo và trả lời những câu hỏi sau:

  • What is meant by the term “justification”?

Từ “sự công chính hóa” nghĩa là gì?

  • What is “grace”? How, if at all, is it related to justification?

“Ân sủng” là gì? Nó có liên hệ với sự công chính hóa thế nào?

  • What is “merit”?

Công trạng” (“Công phúc”) là gì?

  • Can anyone merit the initial grace of justification?

Có ai có công để lãnh ân sủng ban đầu của công chính hóa không?

  • Do people have real merits before God at all?

Người ta có thực sự có công trạng gì trước Thiên Chúa không?

Bài 6 – Luân Lý Kitô giáo trong Động Năng của Tội Lỗi và Hoán Cải – II

Viết theo Christian Morality: In the Breath of God – Chapter 4

Của Tiến Sĩ Russell B. Connors, Jr.

 

Hoán Cải như Mệnh Lệnh và Khả Năng

Chúng ta hãy trở lại với Chị Tửu.  Những lời của chị nói với bạn bè trong câu chuyện mở đầu của chúng ta hàm chứa rất nhiều điều mà phần này của chương cố giải thích.  Chị Tửu nói rằng đối với chị, đó là “thời điểm đen tối nhất”.  Chị nghĩ rằng chị đến nhà một người bạn để mừng sinh nhật một đồng nghiệp.  Nó trở thành một điều rất khác.  Khi chị đến, gia đình và bạn bè đang ở đó chờ chị, và với họ có một người chị không biết, một người mà chị sẽ sớm biết, từ trung tâm cai rượu và ma túy của bệnh viện. 

Sự “can thiệp” đã được thúc đẩy bởi mối quan tâm và tình yêu của gia đình và bạn bè chị, nhưng vào lúc đó, lòng chị tan nát.  Chị Tửu nghĩ rằng chị thà giữ kín việc nghiện rượu của mình để khỏi ai biết.  Nhưng đêm ấy chị đã khám phá ra rằng thật đáng buồn là chị đã tự lừa dối mình thế nào.  Mỗi bạn bè của chị – kể cả hai người chị em của chị – đã mô tả một cách thảm thương chi tiết những lần rõ ràng là chị đã không thể kiểm soát được việc uống rượu của mình: những lần chị ngã, các vết bầm tím, các tai nạn xe hơi, những lần không đến sở được, và vân vân.  Những điều này đã không bị bỏ sót.  Nhưng thật đau đớn khi nghe lời kể lể dài dòng của tất cả những người ấy.  Chị Tửu đã quá xấu hổ; chị bị đưa vào bệnh viện đêm ấy trong khi cảm thấy trần trụi, trống rỗng, và cô đơn.

Nhưng chúng ta biết câu chuyện đã kết thúc thế nào.  Hôm nay Chị Tửu diễn tả “những lúc đen tối nhất” như “những lúc hồng phúc nhất” trong đời chị.  Bắt đầu từ đêm ấy ở nhà bạn chị, Chị Tửu bắt đầu học – miễn cưỡng và dần dần – rằng chị thực ra không phải một mình.  Với sự giúp đỡ của những người khác và với ân sủng của Thiên Chúa, chị cuối cùng đã được thuyết phục rằng có một con đường có thể dẫn chị ra khỏi nấm mồ tối tăm và lạnh lẽo mà chị đã sống.  Chị đã đi theo con đường ấy.  Mười một năm – và ai biết được có bao nhiêu cuộc họp AA – sau đó chị là một người đã thay đổi.  Và chị biết “đó là một phép lạ.”

Hoán cải là gì? Câu chuyện của chị Tửu tóm lược được phần lớn của hoán cải.  Ơn gọi hoán cải – ơn gọi thay đổi – không chỉ là một mệnh lệnh, mà là một khả năng.

Như chúng ta đã ghi nhận trong thảo luận về vương quyền của Thiên Chúa ở chương 2, những lời đầu tiên thốt ra từ miệng Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Marcô là: “Đã đến thời viên mãn, và nước Thiên Chúa đã gần, hãy ăn năn và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15).  Đó là cả tin tốt lẫn tin xấu.  Tin xấu là chúng ta phải nhìn nhận tình trạng tội lỗi của mình. Tin tốt là chấp nhận tội lỗi của mình, đồng thời, là ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn chúng ta đến một đời sống mới.  Đức Gioan Phaolô II giải thích động năng hai chiều kích của tội lỗi và sự hoán cải này cách tuyệt vời.

Sự hoán cải đòi phải có nhận thức vể tội lỗi; nó bao gồm việc phán quyết bên trong của lương tâm, và điều này, là bằng chứng về hành động của Thần Chân Lý nơi tận đáy lòng con người, đồng thời trở thành khởi điểm của một việc ban ân sủng và tình yêu mới: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”

(Dominum et Vivificantem, số 31).

Nói một cách đơn giản, hoán cải không chỉ là một lệnh mà còn là một khả năng.  Có lẽ không có câu chuyện nào trong Tân Ước tả rõ hơn về sự hiểu biết này về mệnh lệnh và khả năng hoán cải bằng câu chuyện về người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, được tìm thấy trong chương 8 của Tin Mừng Thánh Gioan.  (Có thể tốt nhất là tạm ngừng một chút và đọc câu chuyện từ Tin Mừng lúc này).  Đọc để tìm hiểu ẩn ý của câu chuyện, chẳng khó khăn mấy khi tưởng tượng rằng người phụ nữ cảm thấy “tiêu đời”.  Kinh nghiệm về tội lỗi và sự ê mặt trước công chúng đã quá sức chị.  Chị thấy mình là đối tượng để bị miệt thị, một con chốt trong cuộc đối tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Thêm vào đó, chị đang ở trong tình trạng thất thế của một chế độ bất công nghiêm trọng về giới tính: người đàn ông, kẻ đồng lõa với chị đang ở đâu?  Chị cô đơn, xấu hổ và trống rỗng, có thể chị đang tự nhủ, “Làm ơn, nhanh lên: ném đá đi, tôi không còn tương lai, cuộc đời của tôi đã tàn, hãy kết thúc đi.”

Nhưng thay vào đó, chị đã gặp Chúa Giêsu, và chị đã ra về với khả năng có một tương lai.  “Chị hãy đi,” Chúa Giêsu đã nói với chị một cách đơn giản, “Chị hãy đi.”  Tất nhiên, chị có một quãng đường dài để làm lại cuộc đời, nhưng chị được bảo rằng từ những giây phút đen tối nhất chị có thể tiến lên, chị có thể bắt đầu lại.  Vâng, chị phải đi; chị phải tránh không phạm tội lỗi này nữa.  Nhưng tin mừng là chị có thể đi.  Nếu có từ nào nhiều hy vọng hơn từ “hãy đi” trong câu chuyện này trong toàn bộ Tân Ước, tôi không biết chắc từ ấy là gì.  “Hãy đi” không chỉ là một lệnh, mà còn là một khả năng.

Câu chuyện không cho chúng ta biết gì thêm về người phụ nữ này, về những gì xảy ra với chị sau đó, vì thế khiến chúng ta vẫn phải thắc mắc.  Nếu chị ấy đã cố gắng tiến lên từ kinh nghiệm này, thì chị ấy sẽ làm thế nào?  Rút ra từ câu chuyện của chị Tửu, có vẻ chắc chắn là chị ấy sẽ không tiến lên một mình.  Chị ấy sẽ làm như thế với sự giúp đỡ của người khác, vì hầu hết chúng ta đều là những công cụ của ân sủng của Thiên Chúa cho nhau.

Ân sủng có sức biến đổi của Đức Kitô đang hoạt động và làm việc trong cuộc đời chúng ta, bằng cách cho phép chúng ta có hy vọng trong những giờ phút tối tăm, để làm lại từ đầu.  Và cách điều này xảy ra, thông thường nhất, là trong và qua nhau.  Chị Tửu không thể kể câu chuyện về cuộc hành trình trở lại từ nghiện rượu mà không nói đến những người lần đầu tiên thách đố chị tiến lên và sau đó chỉ cho chị cách để làm điều ấy.  Điều này chứng tỏ một trong những xác tín cơ bản nhất của đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta trong và qua cuộc đời và công việc của Chúa Giêsu Kitô.  Giờ đây, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, ân sủng cứu rỗi ấy của Đức Kitô được làm trung gian cho chúng ta trong và qua nhau.

Thật quan trọng để kết thúc các suy tư này về hoán cải bằng cách mời gọi mọi người chú ý đến bản tính xã hội của việc hoán cải.  Nhiều thí dụ được sử dụng cho đến nay trong chương này là về động năng của tội lỗi và sự hoán cải trong cuộc đời của từng cá nhân.  Đó có lẽ là nơi chúng ta gặp tình trạng tội lỗi và lời kêu gọi hoán cải sâu xa nhất.  Nhưng nó sẽ dẫn đến hiểu lầm khi kết thúc cuộc đàm thoại ở đó.  Sách GLHTCG vạch ra một điều cũng quan trọng như sự hoán cải nội tâm:  Để hoán cải được hoàn toàn, nó phải liên quan đến sự biến đổi trong các cơ cấu và tổ chức nhân loại của chúng ta, bởi vì, như chúng ta thấy, chúng cũng bị đánh dấu bởi tình trạng tội lỗi của con người (xem số 1888).

Triều đại Thiên Chúa, như chúng ta đã thấy, không chỉ đơn thuần về sự biến đổi con người, mà còn về sự biến đổi thế giới này thành triều đại công lý, tình yêu và hòa bình của Thiên Chúa.  Động năng của tội lỗi và ân sủng không chỉ mô tả những gì có thể xảy ra trong lòng con người, nhưng những gì Thiên Chúa dự định cho chính thế gian.  Thiên Chúa dự định rằng các cộng đồng và nền văn hoá của con người, bị lỗ chỗ bởi những bất công và bạo lực, phải được biến đổi.  Chính các cấu trúc và các thể chế trong xã hội của chúng ta, là những gì mang dấu vết tội lỗi của con người, đang đòi hỏi sự hoán cải.

Điều này có khả thi không?  Phải thừa nhận rằng, sự to tát và bao la của bất công xã hội và bạo lực làm cho khả năng hoán cải xã hội dường như xa vời, có lẽ chỉ là một ảo tưởng.  Nhưng tuy thế, điều tốt nhất là chúng ta hãy ghi nhận những gì đã xảy ra ở những nơi như Nam Phi trong các thập niên gần đây.  Sự biến đổi xã hội ở đó còn lâu lắm mới được hoàn thành, nhưng quả thực, những gì đã xảy ra ở đó thật là ấn tượng.  Nếu “để ý theo dõi”, chúng ta có thể nhận ra rằng tiến trình hoán cải xã hội cũng đang xảy ra ở những nơi khác và bằng những cách khác.  Nếu mở mắt, chúng ta có thể nhận ra cách mà sự hoán cải cả cá nhân lẫn xã hội đều đang gần kề “trong tầm tay”, cả như mệnh lệnh và khả năng.

Đức Tin Phục Sinh và Niềm Hy Vọng Kitô Giáo

Cũng giống như cuộc thảo luận về triều đại Thiên Chúa ở chương 2, chương này cho rằng việc hoán cải từ tội lỗi sang ân sủng, của cả cá nhân lẫn xã hội, không chỉ là một mệnh lệnh mà là một khả năng.  Rõ ràng là có điều gì đó đáng hy vọng về ý tưởng này, nhưng có vẻ quan trọng để hỏi, “Nó có thật không hay chỉ đơn thuần là vọng tưởng?  Nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta là gì?

Đức tin Kitô giáo không ngần ngại trả lời câu hỏi này.  Căn bản của niềm hy vọng Kitô giáo – nền tảng của niềm tin đầy hy vọng của Kitô giáo rằng chúng ta không những phải mà còn có thể biến đổi từ tội lỗi sang ân sủng và từ sự chết sang đời sống mới – chẳng gì khác hơn là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.  Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô nhắc nhở chúng ta:  Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích và đức tin của anh chị em cũng vô ích (I Cor 15:14, x.  GLHTCG, số 651).

Đức tin Kitô giáo bắt đầu với niềm tin rằng Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, và do đó lời giảng dạy của Tin Mừng rằng chúng ta có thể biến đổi không phải hoàn toàn vô ích.

Có vẻ chỉ còn lại một câu hỏi:  Chúng ta có tin điều ấy không?  Chúng ta có thực sự tin vào sự Phục Sinh không?  Và nếu tin, thì chúng ta tin gì?  Tôi đề nghị rằng có ba điều đức tin vào sự Phục Sinh của Đức Kitô mời gọi chúng ta tin.  Mỗi điều đều có một cái gì liên quan đến hình ảnh ngôi mộ trống.

Điều thứ nhất là đức tin Phục Sinh rõ ràng là về sự Sống Lại từ cõi chết của Chúa Giêsu Kitô.  Đây là mầu nhiệm chính của đức tin Kitô giáo (x.  số 638). 

Hãy nhớ lại câu chuyện Tin Mừng chúng ta nghe công bố vào Chúa Nhật Phục Sinh về các phụ nữ đến mộ để xức dầu tử thi của Chúa Giêsu.  Điểu các bà gặp là một ngôi mộ trống và thiên thần hỏi các bà, “Tại sao các bà tìm người sống giữa những người chết?  Người không có ở đây nữa, nhưng đã sống lại” (Luca 24: 5).  Đức tin Phục Sinh bắt đầu bằng một niềm xác tín về những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu; không có ngôi mộ nào đủ sâu hoặc đủ mạnh để chứa Con Thiên Chúa.  Phục Sinh là sự phê chuẩn các công việc và giáo huấn của Đức Kitô và, quả thật, là sự xác nhận về thần tính của chính Người (x.  GLHTCG, số 651, 653).

Nhưng nếu đức tin Phục Sinh chỉ ngừng lại ở đó, thì nó ngừng lại quá sớm.  Một khía cạnh thứ hai và thậm chí tuyệt vời hơn nữa của câu chuyện Phục Sinh mà chúng ta được mời gọi để tin không phải là sự sống lại của Đức Kitô, mà là sự sống lại của chính chúng ta.  Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô đã nói như sau: “Vì như trong ông Ađam mà mọi người phải chết, thì trong Đức Kitô mọi người cũng được tái sinh” (1 Cor 15:22).

Đức tin Phục Sinh không chỉ về ngôi mộ trống của Chúa Giêsu; nó cũng về những ngôi mộ trống của chúng ta.  Thật là một công bố táo bạo, làm người ta sửng sốt!  Chúng ta có dám tin điều ấy không? Những người sống trong Đức Kitô chia sẻ cùng một số phận như Đức Kitô.  Những người sống một cuộc sống của tình yêu đang chờ đón sự ôm ấp cuối cùng của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu.  Nếu bạn đã từng khóc ở một ngôi mộ và ra đi với xác tin rằng người thân yêu của bạn không ở đó, rằng miếng đất lạnh lẽo, đen tối không phải là số phận cuối cùng của người thân yêu của bạn, nhưng thay vào đó, tin rằng người ấy đã được biến đổi và đang sống với Thiên Chúa, thì bạn đã hiểu được điều ấy – bạn hiểu được giai đoạn thứ hai của đức tin Phục Sinh là gì.  Cái chết không phải là hết cho Chúa Giêsu, và nó cũng không phải là hết cho chúng ta.  Ngôi mộ của chúng ta có thể trống.

Nhưng đó chưa phải là tất cả.  Đức tin Phục Sinh mời gọi một điều gì khác.  Tuy nhiên, nên lưu ý rằng khía cạnh thứ ba của đức tin Phục Sinh không phải dành cho những người yếu lòng.  Đó là điều đầy hy vọng sâu xa, chắc chắn, nhưng cũng đầy thử thách.  Đây là khía cạnh của đức tin Phục Sinh mà Chị Tửu đã nói với bạn bè của chị khi chị nhớ lại rằng giờ phút đen tối nhất của chị, đồng thời, là khởi đầu sự phục sinh của chị.

Điều Chị Tửu dường như hiểu sâu xa là sự Phục Sinh không chỉ đơn thuần về những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu cách đây rất lâu, và nó cũng không chỉ đơn thuần về những gì sẽ xảy ra cho chúng ta vào cuối cuộc đời của mình.  Thay vào đó, nó về những gì mà chúng ta sẵn sàng để xảy ra cho mình hôm nay.  Sự trọn vẹn của đức tin vào sự Phục Sinh là khả năng tin rằng các ngôi mộ đen tối mà chúng ta đang sống trong ngày hôm nay, các ngôi mộ của tội lỗi, sợ hãi, bất mãn, hận thù, bất công – có thể biến thành trống rỗng.  Đó là khả năng tin rằng qua Chúa Thánh Thần, quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh đang hoạt động trong chúng ta, và nhờ quyền năng này, chúng ta có thể được chỗi dậy từ tất cả những gì “chôn sống” chúng ta, từ tất cả những gì ngăn cản chúng ta trở thành những người mà chúng ta có khả năng trở thành, cách cá nhân và cộng đồng.

Chúa Giêsu Kitô, Đấng Phục Sinh, đang sống trong chúng ta (x.  GLGHCG, số 655), và chính sự sống của Đấng Phục Sinh này, mà chúng ta gọi là đời sống ân sủng, cho phép chúng ta sống đời sống mới ở đây và bây giờ.  Như Chị Tửu muốn nhắc nhở chúng ta, chúng ta không nói về ma thuật ở đây.  (Theo cách nói của Dietrich Bonhoeffer, không có “ân sủng rẻ tiền”).  Để cho bản thân chúng ta được biến đổi từ “tan nát” sang “vẹn toàn” không phải dễ dàng, không xảy ra qua đêm và luôn đòi hỏi sự hợp tác kiên định và quyết tâm của chúng ta.  Nhưng sự hoán cải như thế “rất gần”; nó là một khả năng ở đây và bây giờ.  Dân của đức tin Phục Sinh là những người tin rằng những hoán cải như thế hoàn toàn liên hệ với ân sủng của Đức Kitô Phục Sinh, là điều đã được mở trói và đang làm việc giữa chúng ta hôm nay.

Ân Sủng và Công Chính Hóa

Ơn Công Chính Hóa (1987-1995)

Công chính hóa là ân sủng Chúa Thánh Thần làm cho ta trở nên công chính nhờ tin vào Ðức Kitô qua bí tích Rửa Tội.  Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, ta được tham dự vào cuộc Thương Khó của Đức Kitôi bằng cách chết cho tội lỗi.  Công trình đầu tiên Chúa Thánh Thần là sự hoán cải.  Được ân sủng tác động, con người từ bỏ tội lỗi và quay về với Thiên Chúa, nhờ đó nhận ơn tha thứ và sự công chính. Ơn này hòa giải con người với Thiên Chúa, giải thoát họ khỏi tội lỗi và chữa lành họ. Ơn công chính hóa đồng thời cũng là chấp nhận sự công chính của Thiên Chúa. Với ơn công chính hóa, đức tin, chúng ta được đổ vào lòng đức cậy, và đức mến, và lãnh được ơn vâng theo thánh ý Chúa.  Chúng ta đáng được công chính hóa nhờ cuộc Khổ Nạn của Ðức Kitô, Ðấng đã dâng mình trên Thánh Giá làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, và Máu Người đã trở nên phương tiện đền tội cho mọi người.  Ơn công chính hóa được trao ban trong Bí tích Rửa Tội.

Ơn công chính hóa thiết lập sự cộng tác giữa ân sủng Thiên Chúa và sự tự do của con người.  Về phía con người, ơn này được biểu lộ qua sự bằng lòng tin theo lời Thiên Chúa mời gọi hoán cải, và cộng tác bằng đức ái với tác động của Chúa Thánh Thần. Công chính hóa là công việc tuyệt diệu nhất của tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ trong Chúa Giêsu Kitô và được ban bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là vị thầy nội tâm.  Ơn công chính hóa khai sinh “con người nội tâm” và đem lại ơn thánh hóa toàn thể con người.

Ân Sủng (1996-2005)

Ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Ân sủng là một ân huệ, một sự trợ giúp nhưng không mà Chúa ban để ta trở thành con cái Ngài.  Ân sủng là sự tham dự vào đời sống Thiên Chúa. Nhờ bí tích Rửa Tội, Kitô hữu thông phần vào ân sủng của Đức Kitô, Đầu của Thân Thể.  Như một “nghĩa tử” của Thiên Chúa, nên từ nay được gọi Ngài là “Cha”.  Họ lãnh nhận sự sống của Thần Khí.  Ân sủng của Ðức Kitô là ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa ban cho ta sự sống Ngài, được CTT đổ vào lòng ta.  Ðó là ơn thánh hóa hay thần hóa ta nhận được trong bí tích Rửa Tội.  Ơn thánh hóa là một ơn thường sủng, hoàn thiện hóa linh hồn để có thể sống với Thiên Chúa và hành động nhờ tình yêu của Ngài.  Ta phân biệt ơn thường sủng và ơn hiện sủng.  Ơn thường sủng là trạng thái thường xuyên để sống và làm theo tiếng gọi của Thiên Chúa, còn ơn hiện sủng là những can thiệp của Thiên Chúa dù lúc khởi đầu cuộc hoán cải hoặc trong công trình thánh hóa.

Việc chuẩn bị con người để đón nhận ân sủng cũng là một công trình của ân sủng.  Việc chuẩn bị này cần thiết để khơi dậy và nâng đỡ sự cộng tác của ta vào việc công chính hóa nhờ đức tin, vào việc thánh hóa nhờ đức ái.  Thiên Chúa hoàn tất trong ta điều Ngài đã bắt đầu.  Sáng kiến tự do của Thiên Chúa đòi hỏi sự đáp trả tự do của con người, vì Ngài đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài và ban cho họ khả năng biết và yêu mến Ngài cùng với tự do.  Linh hồn chỉ có thể tự do bước vào sự hiệp thông tình yêu.

Ân sủng cũng bao gồm các ơn mà Chúa Thánh Thân ban cho chúng ta để cộng tác và công trình của Ngài, để giúp chúng ta có thể cộng tác vào việc cứu độ tha nhân và phát triển Hội Thánh.   Có các ân sủng bí tích, các ơn thích hợp với các bí tích khác nhau.  Ngoài ra, còn có các ơn đặc biệt, cũng đượcgọi là đặc sủng, nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của Hội Thánh. Trong số các đặc sủng, có các ơn chức phận đi kèm với việc thi hành các nhiệm vụ của đời sống Kitô hữu và các thừa tác vụ trong lòng Hội Thánh (2003-2004). 

Vì thuộc bình diện siêu nhiên, nên ân vượt tầm kinh nghiệm của ta, và chỉ nhận biết được bằng đức tin.  Cho nên ta không thể dựa vào cảm giác hay các việc làm của mình để kết luận rằng mình được công chính hóa và cứu rỗi.  Tuy nhiên, suy niệm về các ơn lành của Chúa trong đời ta và các thánh, cho ta một bảo đảm rằng ân sủng đang hoạt động trong ta, khích lệ ta đến một đức tin lớn mạnh hơn và một thái độ nghèo khó tín thác.

Công Phúc (2006-2011)

Công phúc của con người trước TC trong đời sống Kitô hữu phát sinh từ việc TC đã tự do cho con người cộng tác với ân sủng của Ngài. Công của con người là nhờ TC, vì các viẹc lành của họ phát sinh trong Đức Kitô, từ sự chuẩn bị và trợ giúp bởi CTT. Việc làm nghĩa tử, khi cho ta tham dự vào bản tính Thiên Chúa nhờ ân sủng, có thể ban công phúc thật cho ta như kết quả của đức công chính nhưng không của TC. Công trạng của việc làm của ta là hồng ân của lòng lành Thiên Chúa.   Không ai có công để nhận ân sủng mở đầu cho ơn tha thứ và công chính hóa khi mới hoán cải. Được CTT và đức ái tác động, ta có thể lập công cho mình và tha nhân để lãnh các ân sủng cần thiết cho việc thánh hóa, gia tăng ân sủng và đức ái, cũng như đạt được sự sống đời đời. Tình yêu Ðức Kitô trong ta là nguồn mọi công trạng của ta trước mặt TC.  Ân sủng kết hợp ta với Đức Kitô trong tình yêu tích cực, bảo đảm tính siêu nhiên của các việc ta làm, do đó bảo đảm công trạng trước mặt TC và người ta.  Các thánh luôn ý thức rằng công trạng của các ngài hoàn toàn do ân sủng.

Sự Thánh Thiện của Kitô hữu (2012-2029)

Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh.  Ðể đạt được sự hoàn hảo này, các tín hữu phải dùng sức mạnh mà hồng ân của Đức Kitô đã ban để làm theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự.  Sự tiến triển thiêng liêng hướng đến việc càng ngày càng kết hợp mật thiết hơn với Ðức Kitô.  Sự kết hợp này được gọi là “thần bí” vì nó tham gia vào mầu nhiệm của Ðức Kitô qua các bí tích, và trong Người, mầu nhiệm của Ba Ngôi.  Con đường tiến đến hoàn thiện phải qua Thập Giá.  Không tài nào đạt được sự thánh thiện, nếu không từ bỏ chính mình và chiến đấu nội tâm.  Sự tiến bộ thiêng liêng đòi phải tu luyện và khổ chế dần dần dẫn đến sống trong bình an và niềm vui của các Phúc Thật.  Con cái của Mẹ Hội Thánh hy vọng được ơn bền đỗ đến cùng và phần thưởng của Thiên Chúa, Cha mình cho các việc được hoàn thành nhờ ân sủng của Ngài trong sự hiệp thông với Ðức Kitô.

Câu Hỏi để Suy Nghĩ và Thảo Luận

  1. Hoán cải là gì?  Chương này lý luận rằng việc hoán cải không chỉ đơn thuần là một mệnh lệnh mà còn là một khả năng.  Điều này có đúng không? Nếu có, hãy kể một câu cho thấy rõ sự hiểu biết này.
  1. Bạn tin gì về Phục Sinh?  Bạn có nghĩ về nó chủ yếu như một biến cố trong tương lai?  Bạn có thể đưa ra một thí dụ từ cuộc sống của chính bạn hay của một người khác – về việc niềm tin vào Phục Sinh có thể làm cho cuộc sống của một người ở đây và bây giờ trở nên khác không?

Self-Reflection Questions – Câu hỏi Tự Vấn

Write about a paragraph answer to at least one of the following questions

Viết khoảng một đoạn văn trả lời ít nhất là một trong những câu hỏi sau:

  1. Is freedom of conscience both an immense right and a grave responsibility? What do you plan to do over next six months to ensure that your conscience becomes/remains well-formed? Over the next year?

Có phải tự do lương tâm vừa là quyền lợi to lớn vừa là trách nhiệm quan trọng không? Bạn dự định sẽ làm gì trong sáu tháng tới để đảm bảo rằng lương tâm của bạn sẽ được đào luyện chu đáo?  Trong năm tới thì sao?

  1. What are some structures of sin or social sins that exist in the society of which you are a part today? What actions can you undertake to help heal them?

Những điều gì là một số cấu trúc của tội hay tội xã hội đang có trong xã hội mà chúng ta đang là thanh viên hôm nay? Bạn có thể làm những việc gì để chữa lành chúng?