Click here to read English version
Thế kỷ thứ XXI của chúng ta bị thống trị bởi chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cá nhân và nhất là chủ nghĩa tương đối, mà Đức Bênêđictô XVI gọi là “Sự độc tài của Thuyết Tương Đối”. Việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là người trẻ thách thức chúng ta, những Kitô hữu trưởng thành, phải sống sao để không những trở thành nhân chứng cho đức tin, mà con trở thành môn đệ của Đức Kitô. Nhiều người trong chúng ta, và nhất là con em chúng ta được dạy rằng không có gì là tuyệt đối cả. Chính vì thế mà người ta đã coi thường các giáo huấn của Huấn Quyền, đặc biệt là về những vấn đề luân lý.
Tầm Quan Trọng của Thần Học Luân Lý
Trong phần mở đầu của Thông Điêp Veritatis Splendor (Sự Rạng Ngời của Chân Lý), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết về thực trạng này và tầm quan trọng của việc hiểu biết đúng những giáo huấn về luân lý của Huấn Quyền như sau:
Ngày nay, chúng ta có vẻ cần phải suy niệm về toàn bộ giáo huấn luân lý của Hội Thánh, với mục đích chính xác là nhắc lại một vài chân lý cơ bản, trong học thuyết Công giáo, là những học thuyết đang có nguy cơ bị xuyên tạc hoặc bị chối từ trong các hoàn cảnh hiện nay. Thật ra, một tình huống mới đã xảy ra ngay chính trong cộng đoàn Kitô hữu, ở đó người ta đã cảm nghiệm được sự lan tràn của nhiều nghi ngờ và nhiều chống đối có tính chất nhân bản và tâm lý, xã hội và văn hóa, tôn giáo và thậm chí thần học thuần túy, đối với các giáo huấn luân lý của Hội Thánh. Nó không còn là vấn đề về những chống đối có giới hạn và thất thường, nhưng là vấn đề về việc kêu gọi tổng thể và có hệ thống đòi xét lại học thuyết về luân lý theo truyền thống, dựa trên những tiền giả định theo nhân học và đạo đức học nhất định nào đó. Ở căn nguyên của những tiền giả định này là ảnh hưởng rõ ràng ít hay nhiều của các dòng tư tưởng mà chung cuộc là tách rời sự tự do của con người khỏi mối tương quan có tính chất cấu tạo và thiết yếu của nó với chân lý. Như thế, học thuyết theo truyền thống về luật tự nhiên, và giá trị phổ quát và thường trực của nó bị loại bỏ; một số giáo huấn về luân lý của Hội Thánh bị đơn thuần coi là không thể chấp nhận được; và chính Huấn Quyền được coi là có quyền can thiệp vào lãnh vực luân lý thì chỉ để “khuyến nhủ lương tâm” và để “đề nghị các giá trị”, theo đó mỗi cá nhân sẽ độc lập đưa ra những quyết định và những chọn lựa trong đời sống của mình.
Cần phải ghi nhận cách đặc biệt về tình trạng thiếu hòa hợp giữa lời giải đáp theo truyền của Hội Thánh với một số lập trường thần học, hiện đang gặp phải ngay cả trong các chủng viện và trong các phân khoa thần học, về những vấn đề quan trọng nhất đối với Hội Thánh và đối với đời sống đức tin của các Kitô hữu, cũng như đối với chính đời sống của xã hội. Đặc biệt là, câu hỏi được đặt ra: những giới răn của Thiên Chúa, vốn được ghi khắc trong lòng con người và là một phần của Giao Ước, có thực sự có khả năng soi sáng những quyết định hằng ngày của từng cá nhân và của toàn thể xã hội không? Có thể vâng lời Thiên Chúa và như thế yêu mến Thiên Chúa và tha nhân mà không cần tôn trọng các giới răn ấy trong mọi hoàn cảnh không? Một ý kiến cũng thường được nghe là đặt vấ đề với mối liên kết nội tại và bất khả phân ly giữa đức tin và luân lý, như thể việc làm thành viên Hội Thánh và sự thống nhất nội tại của Hội Thánh chỉ được quyết định trên căn bản đức tin mà thôi, còn về phạm vi luân lý thì chúng ta có thể chấp nhận một sự đa nguyên về những quan điểm và những cách đối xử, những điều này phải để mặc cho sự phán đoán của lương tâm chủ quan của từng cá nhân hoặc sự khác biệt của các bối cảnh xã hội và văn hóa.
(Veritatis Splendor, số 4)
Mục Đích và Nội Dung của Lớp Thần Học Luân Lý Nhập Môn
Mục đích của lớp này là giúp các học viên ôn lại và đào sâu những quy luật quan trọng làm những điều hướng dẫn cách sống của Kitô hữu và tầm quan trọng của tính quy Kitô trong đời sống luân lý của các Kitô hữu. Các quy luật này sẽ tạo thành nền tảng cho một suy tư sâu xa về đời sống luân lý. Suy tư này sẽ nhìn nhận đặc tính phát triển của việc phát huy luân lý con người, Thực ra đây không hoàn toàn là một lớp trình bày các học thuyết và giáo huấn luân lý mà chỉ trình bày những nguyên tắc chính của các giáo huấn này để giúp học viên biết cách sống như những môn đệ của Đức Kitô trong thế gian.
Lớp học sẽ bàn đến những chủ đề chính dưới đây:
- Bài 1 – Luân Lý Kitô giáo và Tình Yêu của Thiên Chúa
- Bài 2 – Luân Lý Kitô Giáo và Triều Đại của Thiên Chúa
- Bài 3 – Luân Lý Kitô Giáo và Ơn Gọi Làm Người
- Bài 4 – Luân Lý Kitô Giáo và Tiến Trình của Lương Tâm
- Bài 5 – Luân Lý Kitô giáo trong Động Năng của Tội Lỗi và Hoán Cải – I
- Bài 6 – Luân Lý Kitô giáo trong Động Năng của Tội Lỗi và Hoán Cải – II
- Đào luyên Lương Tâm để làm Tín Hữu Công Dân
- Bài 7 – Luân Lý Kitô giáo và các Vấn đề Sức Khỏe và Sự Sống – I
- Bài 8 – Luân Lý Kitô giáo và các Vấn đề Sức Khỏe và Sự Sống – II
- Bài 9 – Luân Lý Kitô Giáo và Tính Dục Con Người
- Bài 10 – Luân Lý Kitô Giáo và Trách Nhiệm Xã Hội
Hy vọng sau khi học khóa này, học viên sẽ hiểu được:
- Những nguyên tắc căn bản trong Thần học Luân lý Công giáo là gì?
- Lương tâm, tội lỗi, nhân đức, ân sủng và nhân phẩm là gì?
- Làm sao để áp dụng các nguyên tắc luân lý Công giáo vào đạo đức y học và y sinh?
- Thần học Luân lý Công giáo dạy gì về lãnh vực Tính Dục con người?
- Thần học Luân lý dạy gì về Trật Tự Xã Hội?
Nhờ thấu hiểu những điều trên chúng ta có thể sống phù hợp hơn với giáo huấn của Đức Kitô, Và nhờ ân sủng Chúa, chúng ta sẽ mỗi ngày một trở nên đồng hình đồng dạng với Người là Đấng đã mời gọi mỗi người “Hãy vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy” (Lc 9:23).
Cấu Trúc của các Bài Học
Các bài học được chia làm ba phần:
- Bài làm ở nhà trước khi đến Lớp – trước khi đến lớp, yêu cầu học viên đọc các bài được chỉ định trước và trả lời các câu hỏi trong phần này. Có thể làm theo nhóm hay theo gia đình.
- Bài đọc chính – làm ơn đọc và hiểu bài này. Nếu có thắc mắc xin ghi xuống và nếu có giờ sẽ đưa ra trong lớp học.
- Câu Hỏi để Suy Nghĩ và Thảo Luận sau khi đã đọc bài.
CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP
Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo
The Catechism of the Catholic Church (CCC)
có thể mua sách CCC ở đây.
Sách Christian Morality: In the Breath of God Bby Russell Connors
có thể mua sách tiếng Anh ở đây,
Sách Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước)
Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Bible in English
New American Bible (Revised Edition) Online (Vatican)
- or book form here.
Revised Standard Version Catholic Edition Online
- on mobile phone (both iPhone and Android).