Học Thuật Thánh Kinh

Trước hết, chúng ta cần phải nhìn nhận các ích lợi mà khoa chú giải phê bình lịch sử và các phương pháp phân tích bản văn khác vừa được khai triển gần đây đã đem lại cho đời sống Hội Thánh.[97] Để hiểu Thánh Kinh theo Công Giáo, việc lưu ý đến những phương pháp như thế là điều không thể thiếu được, và nó liên kết với thuyết hiện thực về Nhập Thể: “Điều cần thiết này là kết quả của nguyên lý Kitô Giáo được hình thành trong câu 1:14 của Tin Mừng Thánh Gioan: “Verbum caro factum est”. Sự kiện lịch sử này là một bình diện cấu thành của đức tin Kitô Giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một chuyện thần thoại, mà là lịch sử thật, và như thế nó phải được nghiên cứu bằng những phương pháp nghiên cứu lịch sử đúng đắn”.[98]  Việc nghiên cứu Thánh Kinh đòi phải có kiến thức về các phương pháp điều nghiên này và cách áp dụng thích hợp của chúng. Thật sự là tầm quan trọng của học thuật này đã được đánh giá khá cao ở thời hiện đại, dù không cùng một mức độ như nhau ở khắp nơi, tuy nhiên truyền thống lành mạnh của Hội Thánh vẫn luôn chứng tỏ lòng yêu quí việc nghiên cứu “văn tự”.

Bênêđictô XVI – Verbum Domini, 32

Chú giải là nghiên cứu một văn bản hay một sách theo các chân lý được mạc khải khác để phục vụ Hội Thánh. Nó bao gồm nghiên cứu lịch sử và văn học của một bản văn, xác định ý nghĩa của nó trong bối cảnh của quy điển Thánh Kinh rộng lớn hơn và áp dụng của nó vào đời sống Hội Thánh ngày nay.

Các Phương Pháp Phê Bình được sử dụng trong Học Thuật Thánh Kinh

A. Phê Bình Văn Bản – nghiên cứu/so sánh các văn bản cổ để đi đến một bản văn chính xác nhất

  1. Chúng ta không có một bản “gốc” của bất cứ sách Thánh Kinh nào
  2. Tiếng Do Thái cổ viết không có nguyên âm: Kng Dvd klld tht wckd prsn, th Phlstn Glth, và tiếng cổ Hy Lạp không có chấm phẩy hay xuống dòng.
  3. Được viết tay – không có người đọc lại để coi có viết đúng chính tả hay không; đôi khi một câu lập lại hai lần.
  4. Đọc cho viết – có những chữ nghe giống nhau: ‘al=trên;’ ‘el=đến, cho’
  5. Viết chữ xấu, chữ quá liền nhau làm thành một chữ mới, chia chữ thành hai
  6. Cố tình thêm vào – chú thích ở ngoài lề hay sửa lỗi của người chép. Người sao lại sau này thêem chúng vào vì tưởng là thuộc về bản văn.

B.  Phê Bình Văn Thểnghiên cứu các thể văn đến từ truyền khẩu.

  1. Đến từ truyền thống truyền khẩu của cộng đồng. Không phải lập lại từng chữ, nhưng kể lại, cập nhật, cho thí dụ của thời đại.
  2. Văn thể là điều quan trọng – truyện dân gian, ta thán, thư, thơ, bài hát tân hôn, vv.
  3. Hiểu hoàn cảnh sống của thời đại – loại tư tưởng nào đã tạo ra thể văn này?
  4. Thể văn này có mục đích gì trong hình thức truyền khẩu nguyên thủy?
  5. Mô hình quan trọng. có thể cho biết tình trạng và thời đại lịch sử — tìm ra các phần thêm vào và cách văn thể phát triển qua các thời đại.

C. Phê Bình Lịch Sửnghiên cứu những phát triển theo lịch sử trong thời gian soạn thảo.

  1. Cố gắng xác định “việc gì thật sự đã xảy ra”.
  2. Di đến “đàng sau” câu chuyện để xác định lịch sử đằng sau những câu chuyện đức tin này.
  3. Dùng nhiều nguồn (một số ngoài TK) và cứu xét những bản văn khác nhau của cùng một câu chuyện.

D.  Phê Bình Biên Soạnnghiên cứu tiến trình biên tập dùng trong việc sưu tập.

  1. Văn bản được biên tập và lai lịch của soạn giả.
  2. Khi nào thì văn bản được soạn lại và tại sao (t.d. vương quyền của David và Solomon cho thấy các tư tưởng về gia tộc cổ thời phải được thích nghi; việc mất vương quyền và lưu đầy năm 586 B.C. cho thấy mất mọi hỗ trợ).
  3. Cách sử dụng. Quan điểm thần học và ý định của tác giả — sứ điệp gì và cho ai?
  4. Mục đích của việc biên tập, bổ sung? Để nói lên điều gì?

E. Phê Bình Nguồn Văntìm xem có nhiều nguồn văn khác nhau cho văn bản hiện có không.

  1. Sự khác biệt trong câu chuyện: Sinai/Horeb
  2. Danh hiệu khác nhau cho Thiên Chúa – Tv 42 so với TV 83
  3. Lặp lại: Các tổ phụ nói với người ta rằng vợ là em mình 3 lần, Abraham hai, Isaac một.
  4. Bốn nguồn khác biệt trong Ngũ Kinh: J E  P D
  5. Vấn đề Nhất Lãm trong các Tin Mừng

F. Phê Bình Văn Chươngnghiên cứu toàn thể tác phẩn như một văn phẩm duy nhất.

  1. Cốt truyện
  2. Khai triển nhân vật
  3. Biểu tượng và tiên trưng
  4. Ám chỉ

G. Phê Bình Quy Điển

nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự kiện là những tác phẩm trong lịch sử này đã được một cộng đồng đức tin thu thập vào mõt quy điển cùa văn chương thánh.

Mỗi đoạn được giải thích trong nội dung cùa toàn thể cuốn sách.

Ba tiêu chuẩn nền tảng:

  1. Phải chú ý đến “nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh”; ngày nay tiêu chuẩn này được gọi là chú giải theo qui điển;
  2. Phải đọc Thánh Kinh trong “Truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh”;
  3. Phải lưu ý đến loại suy đức tin. “Loại suy đức tin,” là tính chất tương hợp trong toàn bộ nội dung các chân lý đức tin và trong toàn bộ chương trình Mặc Khải.

G. Các Khoa học khác để nghiên cứu TK

  1. Khảo cổ
  2. Nhân chủng học
  3. Xã hội học

H. Các công cụ khác để học Thánh Kinh

  1. Sách đề dẫn
  2. Bản Đồ Thánh Kinh
  3. Các sách Chú Giải
  4. Tự Điển

Bài Tuần Này

Bài Học Thuật Thánh Kinh Anh Việt

Bài Handout 3 slides/page

Bài Handout 2 slides/page

Bài Đọc Thêm

Thần Học Thánh Kinh của Đức Bênêđictô XVI

Học Thuật Thánh Kinh và Đức Tin của Hội Thánh